Ùn tắc giao thông đang là vấn nạn khiến các nhà hoạch định chính sách trên thế giới đau đầu. Ước tính, người Anh tiêu tốn một giờ để di chuyển trên đường mỗi ngày, trong đó riêng người dân London mất 1 giờ 20 phút cho quãng đường từ nhà đến chỗ làm và ra về.

Con số này là 1 giờ 20 phút ở New York và Washington, nhưng chỉ là 1 giờ ở Los Angeles, theo báo cáo của tờ New York Times. Còn theo báo cáo của Liên hiệp Công đoàn Anh, so với thập kỷ trước, người Anh đã mất thêm 21 giờ mỗi năm để đi đến chỗ làm. Con số này là tương đương thêm 5 phút chờ ùn tắc giao thông hoặc chen chúc lên tàu điện ngầm mỗi ngày.

Sự bùng phát dịch bệnh Covid-19 trên quy mô toàn cầu phần nào lại giảm tải áp lực giao thông đô thị. Nhờ làm việc tại nhà, 4 ngày/tuần, giờ giấc linh hoạt đã giúp tình hình giao thông bớt căng thẳng.

Tuy ảnh hưởng của dịch Covid-19 có thể hạn chế phần nào người tham gia giao thông trên đường. Nhưng trái lại, nó có thể khiến người ta sử dụng phương tiện cá nhân nhiều hơn thay vì di chuyển trên các phương tiện công cộng do lo sợ bị lây lan dịch bệnh. 

Vậy làm thế nào để thúc đẩy giao thông công cộng mà không gây ra ùn tắc hay lo ngại dịch bệnh. Những cái tên sau đây đã có những giải pháp để giải quyết bài toán này:

Waze Carpool

Waze là startup công nghệ của Israel với sản phẩm định vị tìm đường bằng GPS cùng tên. Công ty sau đó đã được Google mua lại trước khi ra mắt ứng dụng đi chung xe vào năm ngoái. 

Tuy nhiên, khác với đi chung của Uber hay Lyft, khái niệm đi chung của Waze Carpool là tìm kiếm xe trống và đi chung tuyến đường với người khác, không phải đưa đón họ đến địa điểm cụ thể. 

{keywords}

Mức phí mà bạn phải trả cho thuê xe của người khác sẽ được dùng để trả tiền xăng xe và phí qua trạm BOT. Người lái chỉ có thể chở hai chuyến tính phí mỗi ngày, tối đa thu 25 USD trên mỗi chuyến. 

Ứng dụng này đã có mặt ở Mỹ, Mexico, Brazil và Israel vào năm ngoái và phục vụ khoảng 550.000 chuyến tính tới tháng 09/2019.

Ở Việt Nam, giải pháp đi chung xe được ứng dụng nhiều nhất cho các chuyến đi đến sân bay Nội Bài, do địa điểm này cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 30km. 

Whim

Whim là ứng dụng di động như một dịch vụ (MaaS) được phát triển bởi một startup của Phần Lan. Ứng dụng cho phép sử dụng mọi phương thức vận chuyển có trong một thành phố.

Cụ thể, Whim cho phép người dùng thuê xe, đi xe bus, thuê xe tự lái, đi taxi, xe máy, xe đạp… bất cứ thứ gì có thể thuê hoặc trả phí để sử dụng. Người dùng có các tùy chọn trả sau hoặc trả trước lên tới 499 Euro/tháng để sử dụng không giới hạn những phương tiện nói trên.

Điểm hạn chế của Whim là mới thử nghiệm và phục vụ trong phạm vi các thành phố như Vienna (Áo), Birmingham (Anh), Helsinki (Phần Lan), và Antwerp (Bỉ). Ở mỗi thành phố, dịch vụ Whim cũng chỉ cho phép sử dụng với một số hãng taxi hay phương tiện giao thông công cộng nhất định.

CEO Sampo Hietanen của Whim bày tỏ sự kỳ vọng rất lớn vào tiềm năng của MaaS khi thị trường này có thể đạt 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030, theo báo cáo của ABI Research.

Tortoise

Xe đạp hoặc xe điện là giải pháp được nhiều đô thị trên thế giới ứng dụng triệt để trong những năm gần đây, nhằm làm giảm lượng khí thải và thay thế cho việc di chuyển quãng ngắn trên các tuyến phố.

Tortoise, startup sáng lập bởi cựu Giám đốc phát triển kinh doanh của Uber còn có giải pháp xa hơn thế. Dịch vụ này muốn cung cấp giải pháp xe điện tự lái và điều khiển từ xa tìm đến điểm sạc thông qua việc cài đặt các thiết bị lên xe điện của người dùng với mức phí chỉ 100 USD. 

{keywords}

Xe điện lắp thêm thiết bị của Tortoise có thể tìm đến điểm sạc thông qua điều khiển từ xa

Các thiết bị này gồm hai camera để tìm đường, radar để xác định hướng, bộ vi xử lý và một bánh lắp thêm để dẫn đường. 

Nếu bạn chưa biết thì xe điện loại này thường được dùng để đi trên vỉa hè ở Mỹ với tốc độ tối đa chỉ khoảng 24 km/h, khác xa so với xe máy điện hoặc xe đạp điện ở Việt Nam, vốn có tốc độ tối đa lên tới 50 km/h.

Nuro và UPS

Ngay cả khi người dân chỉ dùng các phương tiện công cộng hoặc đi chung và gọi xe tự lái thì điều đó cũng không thể góp phần lớn vào việc giảm ùn tắc giao thông. Thật vậy, số lượng xe chở hàng ở Anh sẽ tăng gấp 4 lần so với hiện nay vào năm 2050, theo tính toán của Renault.

Còn theo tính toán của tờ New York Times, khoảng 15% hộ dân sống ở thành phố New York có đơn hàng để nhận mỗi ngày, tương đương với mỗi khu chung cư có 800 căn hộ phải nhận 120 kiện hàng mỗi ngày. 

Như vậy, xe tải tự hành vẫn không thể giải quyết bài toán ách tắc giao thông ở những cửa ngõ, lối vào thành phố. Hàng hóa sẽ được chất đống để chuyển đi vào buổi sáng và tập kết ở kho vào buổi tối. Nhưng tương lai của logistical có thể thay đổi bằng dịch vụ vận chuyển vào lúc nửa đêm, khi đường phố vắng vẻ.

{keywords}

Thiết kế xe tự hành giao nhu yếu phẩm của Nuro.

Vậy còn giải pháp lưu thông hàng hóa đến tay người dùng cuối thì sao? Các công ty như Nuro và UPS đã có lời giải. 

UPS sẽ hợp tác với Waymo, công ty con của Alphabet, để sử dụng xe tự hành cung cấp hàng hóa đến một số nơi ở bang Arizona. Công ty cũng lên kế hoạch sử dụng drone cung cấp nhu yếu phẩm ở thành phố San Diego.

Tương tự, startup Nuro bắt đầu hợp tác với Domino’s Pizza và CVS Pharmacy để giao pizza và thuốc trên những chiếc xe tự hành đến một số khu vực ở Mỹ.

Uber Air

Khi giao thông dưới mặt đất đã quá chật chội và không có giải pháp nào đủ đột phá, Uber nói rằng họ sẽ triển khai dịch vụ taxi... trên trời. 

Thật vậy, đây là những chiếc taxi có thể phóng với tốc độ tối đa lên tới 321 km/h trên một quãng đường dài 96km nhưng ở độ cao khoảng 457m so với mực nước biển. Đó chính là những chiếc taxi trực thăng của Uber Air.

{keywords}

Mô hình bãi đỗ trực thăng trên cao của Uber Air.

Nhưng nó không hoàn toàn là trực thăng, đây là trực thăng điện cất và hạ cánh theo chiều đứng (eVTOL) với 12 rotor và cabin chở được tối đa 4 hành khách. 

Kế hoạch của Uber là vận hành khoảng 1.000 chiếc trực thăng điện với 83 điểm hạ cánh trên các tòa nhà chọc trời ở một số thành phố lớn như Melbourne (Úc), Los Angeles và Dallas (Mỹ) vào năm 2023.

Công nghệ nước thông minh: Giải pháp tiết kiệm chi phí cho các thành phố

Công nghệ nước thông minh: Giải pháp tiết kiệm chi phí cho các thành phố

Với Internet vạn vật, công nghệ kiểm soát nguồn nước thông minh cùng các công nghệ khác giúp ích rất nhiều cho các thành phố và đô thị trong việc kiểm soát nguồn nước bị rò rỉ.  

Phương Nguyễn (theo Topgear)