Với người dùng phổ thông, mua một chiếc smart TV chỉ đơn giản là xem kích thước (số inch) và giá bán có phù hợp với túi tiền hay không. Tuy vậy, smart TV ngày nay đã phát triển với nhiều nhà sản xuất cùng vô vàn mẫu mã với ký hiệu và thuật ngữ khác nhau, bên cạnh giá tiền và kích thước.

Thuật ngữ đầu tiên người dùng cần quan tâm là tấm nền màn hình (panel). Các nhà sản xuất thường cố gắng đưa ra các thuật ngữ mới lạ, có phần khó hiểu nhằm làm người dùng rối loạn hoặc sử dụng các công nghệ phần mềm để bù đắp cho sự thua hụt về phần cứng. 

Tuy nhiên, về cơ bản tấm nền hiện nay có chất lượng hình ảnh xếp theo thứ tự từ thấp đến cao là LCD/LED, QLED, OLED. Tất nhiên, giá bán của các sản phẩm cùng loại nhưng khác tấm nền cũng sẽ là từ rẻ tới đắt. 

{keywords}
Hình ảnh so sánh giữa HDR và không có HDR

Để bổ sung cho chất lượng hình ảnh, một thuật ngữ cần quan tâm nữa là HDR (high dynamic range). Công nghệ này bổ sung dải màu động giúp hình ảnh trở nên sống động hơn, hình ảnh ‘nịnh’ mắt hơn. Tiêu chuẩn hiện nay là HDR10. 

Một thông số khác về mặt phần cứng nhưng thường bị các nhà sản xuất ‘lập lờ đánh lận con đen’ là tần số quét hay tần số làm tươi (refresh rate). Điều khó khăn là thông số này thường bị nhà sản xuất giấu rất kỹ và khó để tìm ra, ngay cả trên website của hãng. 

Hiện tại, các mẫu smart TV phổ biến hiện nay đều có tần số quét là 60Hz, một số công nghệ được quảng cáo có thể tăng gấp đôi con số này. Trên thực tế, người dùng sẽ thấy khựng hình khi xem những thứ có chuyển động nhanh như bóng đá. Chỉ có những mẫu smart TV cao cấp mới có thể đạt tới con số thực 120Hz, nhưng lại vô cùng đắt đỏ.

Một công nghệ nữa mà người dùng nên quan tâm là kết nối WiFi và HDMI. Hiện tại các mẫu smart TV đều sử dụng chuẩn IEEE 802.11, khác nhau ở ký tự cuối. Về mặt tốc độ thì các chuẩn được xếp theo thứ tự bảng chữ cái từ chậm đến nhanh là a, b, g, n, ac. 

{keywords}
Người dùng cần chú ý đến chuẩn và số cổng của smart TV

Tương tự, HDMI cũng có các chuẩn khác nhau, phổ biến trên smart TV hiện nay là 2.0. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng chuẩn này chỉ hỗ trợ xuất hình ảnh và âm thanh chất lượng tối đa là 4K/60Hz. Chỉ một số ít các tivi đời mới nhất hiện nay mới hỗ trợ HDMI 2.1, hỗ trợ xuất hình ảnh 8K/60Hz hoặc 4K/120Hz cho chơi game chất lượng cao. 

Cuối cùng là công suất loa, hãy chú ý tới công suất loa mỗi bên để xem liệu chiếc tivi này có âm thanh quá nhỏ không. 10W mỗi bên là công suất chấp nhận được hiện nay nếu đặt trong phòng ngủ. 

Như vậy, với công nghệ hiện nay, người dùng phổ thông chỉ cần quan tâm đến các loại TV 4K màn QLED phù hợp với túi tiền. Loa ngoài là một cân nhắc cần có bởi TV mỏng hơn đồng nghĩa với loa tích hợp chất lượng cũng kém hơn. Tuy nhiên, không nên mua thêm TV box như ICTNews đã từng phân tích.

Phương Nguyễn

Chọn smart TV  nào để chơi PlayStation 5?

Chọn smart TV nào để chơi PlayStation 5?

Dù mới công bố giá bán, PlayStation 5 đã mau chóng tạo nên cơn sốt trên thế giới cũng như ở Việt Nam.