Tiến sĩ David Bray, Giám đốc điều hành People Centered Internet (Mỹ). Ảnh Phạm Giang.

Chia sẻ tại tại Hội nghị Vietnam CEO Summit 2019 với chủ đề “Chiến lược dẫn đầu trong chuyển đổi số và cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam”, Tiến sĩ David Bray, Giám đốc điều hành People Centered Internet (Mỹ), trong tương lai sẽ có nhiều các công cụ, thiết bị Internet of Things (IoT) được tạo ra và sẽ làm thay đổi cách chúng ta ứng dụng, sử dụng thiết bị công nghệ.

Tiến sĩ David Bray nêu ra một ví dụ: "Cách đây 3 năm đã có một thiết bị cảm biến được tung ra thí điểm là một sản phẩm kết nối với não người, phát ra tín hiệu kết nối não người với máy tính. Như vậy, trong tương lai con cháu chúng ta sẽ hỏi ngày xưa tại sao bố mẹ phải gõ bàn phím làm gì, bởi vì chỉ không lâu nữa chúng ta có kết nối trực tiếp giọng nói ra máy tính. Chỉ 10 năm nữa thôi sẽ có thiết bị kết nối giữa não người với máy tính và có thể viết những suy nghĩ của con người".

Hiện tại điện thoại thông minh là điểm trung tâm để thu thập, phát tán các dữ liệu về ruộng đồng, nhà máy, chất lượng sản phẩm, tình hình hoạt động sản xuất và kết nối qua mạng 4G, 5G. Nhưng trong vòng 10 năm nữa IoT sẽ có thể hỗ trợ giải quyết các thách thức lớn trên toàn cầu như năng lượng mặt trời, ô nhiễm môi trường, thực phẩm an toàn, chăm sóc sức khỏe cho con người. Trong vòng 10 năm nữa các thiết bị kết nối sẽ phủ kín các thành phố, kết nối tới từng hộ gia đình. Ví dụ đơn giản nhất, qua sóng WiFi và điện thoại, con người có thể dễ dàng biết được chìa khóa đang nằm ở đâu, trong căn phòng nào mà không phải đi tìm.

Hoặc trước đây và hiện tại các nhà mạng di động phải xây dựng các cột cao để phát sóng di động, thì sắp tới sẽ thay đổi có thể các Drone (máy bay không người lái) sẽ là thiết bị phát sóng di động, phủ kín cả ở những vùng nông thôn, hẻo lánh, vùng núi cao. Thiết bị Drone có thể phát tín hiệu di động để liên lạc ở các tầng cao trên khí quyển trong vòng 28 ngày mà không cần sạc pin,

Tiến sĩ David Dray cũng lưu ý, khi IoT kết nối càng nhiều thì các giải pháp an ninh mạng để cảnh báo về an toàn dữ liệu càng được chú trọng. Để đảm bảo an ninh mạng phải tạo ra có những thiết bị IoT có khả năng tự tìm và tự vá các lỗ hổng, nếu không IoT sẽ là điểm yếu bị lợi dụng để khác thác lỗ hổng bảo mật. Ví dụ đồng hồ thông minh có thể sẽ làm lộ vị trí của 1 người, hoặc lộ sức khỏe của người đó nếu như có ai đó muốn theo dõi họ.

Vì vậy khi mọi thứ kết nối thì cần cân nhắc vấn đề riêng tư, bảo mật, cũng như việc các dữ liệu cá nhân đó được sử dụng thế nào. Khi IoT được phát triển mạnh thì sẽ có quá nhiều thông tin cá nhân bị thu thập mà người ta không biết. Giải pháp bảo vệ được đưa ra là: Dữ liệu phải được mã hóa hai giai đoạn, khiến cho haker sẽ khó thu thập hơn. Hoặc tạo cơ chế phòng vệ để giám sát hành vi của hê thống, hoặc có nền tảng giọng nói có thể gia tăng tốc độ áp dụng IoT cho người tiêu dùng, hoặc kiểm soát các thiết bị khi dữ liệu được gửi đi hoặc bị tắt tiếng…