Phát biểu tại buổi làm việc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết: "Thời gian qua, Bộ TT&TT đã hợp tác, hỗ trợ Thành phố trong hoạt động cung cấp cơ sở, dữ liệu thông tin, viễn thông và công tác quản lý ngành. Thành phố xây dựng chính quyền điện tử nhằm hướng tới mục tiêu phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, người dân được cung cấp dịch vụ toàn diện hơn, chính quyền phục vụ tốt hơn và giúp người dân trở thành chủ thể tham gia quản lý."

{keywords}
Lãnh đạo TP.HCM và Bộ TT&TT tại buổi làm việc. 

 Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cũng cho biết nguồn dữ liệu của thành phố là “khổng lồ”, do vậy cần nhanh chóng số hóa những tài liệu cũ và liên tục cập nhật tài liệu mới. 

Trên cơ sở yêu cầu và tính đặc thù của thành phố, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Bộ TT&TT hỗ trợ thành phố trong quá trình xây dựng 4 trụ cột của Đề án đô thị thông minh và xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số. Bên cạnh đó, giúp thành phố các vấn đề pháp lý liên quan đến đấu thầu thuê dịch vụ; hỗ trợ trong lĩnh vực quản lý thông minh, thiết bị thông minh, dự báo an toàn thông minh phục vụ phát triển Khu đô thị sáng tạo phía Đông. Các đơn vị của TP.HCM, Bộ TT&TT cùng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT sớm đưa ra danh mục vấn đề cần hợp tác ở lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để triển khai nghiên cứu, áp dụng vào cuộc sống.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã đánh giá cao vai trò và tiềm năng của TP.HCM trong sự phát triển công nghệ thông tin. Bộ TT&TT luôn xác định TP.HCM là đầu tàu trong lĩnh vực ICT của cả nước, nền tảng của phát triển thương mại điện tử trong tương lai và là trung tâm đi đầu về áp dụng ứng dụng an ninh mạng của Việt Nam.

 

{keywords}
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại buổi làm việc. 

 

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cần sử dụng công nghệ để giải quyết yêu cầu, nhiệm vụ, thành phố cần đặt mục tiêu, tầm nhìn cao và cụ thể hơn. TP.HCM cần phải đi đầu cả nước về viễn thông, trong đó cần có kế hoạch để đạt tỉ lệ 100% người dân sử dụng điện thoại thông minh vào năm 2022, thay vì chỉ 60% như hiện nay, đồng thời 100% hộ gia đình phải có cáp quang. Nếu không có 2 điều này thì không thể nói đến thành phố thông minh, bởi chính quyền điện tử là cung cấp thông tin, dịch vụ công đến mọi người, mọi lúc, mọi nơi. Thiếu hai điều trên thì không giải được bài toán”. 

 

{keywords}
Toàn cảnh buổi làm việc.

 

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Dương Anh Đức - Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM cho biết: Thực hiện Chương trình hợp tác giai đoạn 2019-2020, hai bên đã đạt được những kết quả tích cực. Chiến dịch bóc gỡ mã độc khỏi máy tính giai đoạn 1 đã mang lại hiệu quả nhất định, thể hiện sự phối hợp tốt giữa Cục An toàn thông tin của Bộ và Sở TT&TT; phối hợp triển khai Kiến trúc chính quyền điện tử tại thành phố theo đúng các hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Việc phát triển thành viên mới cho chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung đã có bước tiến rõ nét. Trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, hai bên đã phối hợp tổ chức nhiều sự kiện quan trọng tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Thời gian tới, TP.HCM cùng Bộ TT&TT tiếp tục phối hợp lập kế hoạch và triển khai rà soát, tháo gỡ mã độc giai đoạn 2; triển khai thí điểm IoT cho một số khu vực như Khu công nghệ cao, Công viên phần mềm Quang Trung; có cơ chế sandbox cho Khu công nghệ cao và Khu Công viên phần mềm Quang Trung hoặc thử nghiệm một số công nghệ mới… Hai bên cũng tập trung phối hợp giải quyết một số vướng mắc còn tồn tại thời gian qua như phân cấp cho thành phố quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các trang thông tin điện tử do Bộ TT&TT cấp phép, hiệu quả tham mưu của Sở TT&TT... 

 

H.P.