{keywords}
 

Hàng chục bang và chính quyền liên bang Mỹ đã kiện Facebook và Google với cáo buộc tham gia hành vi phản cạnh tranh, củng cố sức mạnh trên thị trường trực tuyến. Trong khi đó, châu Âu gần đây giới thiệu luật, mang đến quyền lực lớn hơn cho nhà chức trách trong quản lý các hãng công nghệ Mỹ.

Xu hướng này cũng lan sang châu Á. Tuần trước, quan chức Trung Quốc tuyên bố điều tra chống độc quyền vào Alibaba của Jack Ma, đưa ra yêu cầu đối với Ant Group sau khi chặn vụ IPO lịch sử của công ty vào phút chót.

Dù tiến độ trở nên gấp gáp hơn trong vài tuần gần đây, ý định kìm cương Big Tech không phải chuyện mới. Nhiều năm trở lại đây, các chính phủ chứng kiến sức ảnh hưởng ngày một lớn của các công ty này đối với nền kinh tế Internet và luồng thông tin kỹ thuật số giá trị. Song, những khoản phạt khủng, luật bảo vệ dữ liệu, các phiên điều trần… chưa đủ sức điều chỉnh. Chính trị gia nay báo hiệu họ muốn hành động nhiều hơn để ngăn chặn lạm dụng thị trường, bùng nổ nội dung độc hại và tin giả.

Theo Dipayan Ghosh, đồng Giám đốc dự án Dân chủ và nền tảng số thuộc Harvard Kennedy School, tiến bộ trong điện toán, lưu trữ dữ liệu và kết nối điện tử trên toàn cầu khiến quy mô của các hãng công nghệ lớn tăng mạnh. Ngày nay, một số hãng này tiếp tục phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo tinh vi, trao cho họ quyền kiểm soát chưa từng có đối với nội dung, quảng cáo và dữ liệu cá nhân.

Cơn lũ kiện tụng tại Mỹ

Chính quyền Mỹ đã theo dõi Big Tech một thời gian dài và bắt đầu cụ thể hóa bằng hành động. Vào tháng 10, Google bị kiện sau cuộc điều tra chống độc quyền kéo dài 1 năm. Hàng chục bang kiện Google vì thực hiện hành vi độc quyền phi pháp trên thị trường tìm kiếm trực tuyến và quảng cáo tìm kiếm. Facebook cũng bị đối xử tương tự và đối diện với 2 vụ kiện chống độc quyền khác nhằm vào thị trường chợ điện tử.

Dù các nỗ lực của Mỹ đều hướng tới chống độc quyền, nó còn diễn ra trong bối cảnh người ta đặt câu hỏi lớn hơn về tác động của các hãng công nghệ đối với nền dân chủ và luồng thông tin trên mạng. Chúng là các nỗi lo lắng “tuyến đầu” khi nói với cuộc bầu cử Mỹ 2020.

Rất khó để dự đoán kết cục của các vụ kiện nói trên. Một số cho rằng chính phủ Mỹ đang cố gắng lật ngược những thương vụ mua bán trong quá khứ của Facebook. Các nhà phân tích chỉ ra có thể Mỹ chưa sẵn sàng áp đặt các biện pháp khác, như quy định mới lên ngành công nghệ. Đó là vì Mỹ sẽ mất khả năng tiếp cận luồng thông tin tại các khu vực khác trên thế giới, xét tới quyền lực của các gã khổng lồ Silicon Valley tại châu Âu và vùng khác.

Lật lại cân bằng tại châu Âu

Tại châu Âu, nhà chức trách tập trung vào việc “kìm cương” các công ty công nghệ. Luật bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) của EU được thi hành năm 2018, giúp mọi người kiểm soát nhiều hơn với hoạt động thu thập và sử dụng dữ liệu của họ.

Năm nay, châu Âu báo hiệu họ sẽ còn nghiêm khắc hơn. Ủy ban châu Âu công bố dự thảo chính sách mới vào đầu tháng 12, mang tới quyền hạn mới toanh để trấn áp các ông lớn công nghệ Mỹ, đe dọa những khoản phạt khổng lồ và đặt ra viễn cảnh phá vỡ, cấm cửa nếu vi phạm liên tục.

Anh cũng có kế hoạch riêng. Theo đó, những công ty không xóa bỏ hay hạn chế lan truyền nội dung hợp pháp sẽ bị phạt tối đa 10% doanh thu thường niên. Theo Bộ trưởng Kỹ thuật số Oliver Dowden, chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mới của công nghệ trong bảo vệ trẻ em và người dùng yếu thế để khôi phục lòng tin trong ngành.

Dù châu Âu có sự đồng thuận về một số hành động, họ lại hạn chế về mặt lựa chọn. Sau cùng, các hãng công nghệ đang hoạt động tại đây đều có trụ sở ở Mỹ.

Duy trì kiểm soát tại Trung Quốc

Bắc Kinh không bỏ lỡ cuộc đua kiểm soát công nghệ dù nước này đi theo lộ trình khác so với các nước phương Tây. Các lãnh đạo nhà nước cấp cao xem chống độc quyền là vấn đề lớn của năm 2021.

Không rõ chiến dịch của Trung Quốc sẽ đi xa tới đâu, tuy nhiên nước này có thể sẽ tập trung vào các vấn đề như bảo vệ người tiêu dùng bên cạnh lĩnh vực khác. Điều đó đã xảy ra vào tuần trước khi cơ quan quản lý thị trường triệu tập đại diện từ Alibaba, Tencent, JD.com và các hãng Internet lớn, cảnh báo họ trước hành vi tạo ra độc quyền, lạm dụng dữ liệu người dùng vì lợi nhuận. Alibaba cũng bị điều tra với cáo buộc độc quyền.

Chính phủ Trung Quốc có nhiều công cụ trong tay, bên cạnh luật cạnh tranh truyền thống, nếu muốn duy trì kiểm soát các hãng công nghệ. Chẳng hạn, công ty tài chính Ant Group của Jack Ma đã phải hủy IPO vào phút chót sau khi ông Ma gặp các quan chức chính phủ và đứng trước cuộc đại tu. Trước đó, ông Ma công khai chỉ trích nhà chức trách trong nước vì cản trở cạnh tranh.

Du Lam (Theo CNN)

Trung Quốc điều tra Alibaba: Bài học cho Jack Ma và những ‘trai hư’ công nghệ

Trung Quốc điều tra Alibaba: Bài học cho Jack Ma và những ‘trai hư’ công nghệ

Trong mắt nhà quản lý và chính quyền Trung Quốc, chỉnh đốn hành vi và chỉ lối đi đúng cho các hãng công nghệ quan trọng không kém gì nhau.