Phó Chủ tịch mảng thiết kế của Apple - John Ive - từng cho biết Táo Khuyết đã sáng tạo ra một loại vàng 18-karat mới siêu cứng cho dòng sản phẩm Apple Watch Edition của họ.

{keywords}

Phó Chủ tịch mảng thiết kế của Apple - John Ive -  từng cho biết Táo Khuyết đã sáng tạo ra một loại vàng 18-karat mới siêu cứng cho dòng sản phẩm Apple Watch Edition của họ. Mặc dù có một số tin đồn cho rằng cấu trúc phân tử của loại vàng này là không có thật, song Apple Gold thực sự tồn tại, thậm chí cả phiên bản Apple Diamond.

Theo tìm hiểu của trang công nghệ Gizmodo, Apple Gold rất khác và nó mạnh hơn vàng 18-karat thông thường. Những thông tin trong hồ sơ đăng ký bản quyền mà Apple nộp lên hồi năm ngoái về "biện pháp và dụng cụ để làm nên hợp chất kim loại vàng đặc biệt" đã miêu tả một số quy trình khiến Apple Gold trở nên cứng hơn.

Apple Gold được sản xuất theo một quy trình đặc biệt, liên quan đến việc pha trộn bột vàng với bột gốm, sau đó nung nóng và nén lại, tạo thành một loại vật chất cứng hơn và chống trầy xước tốt hơn vàng bình thường.

Tuy nhiên, nói "gốm" sẽ không bao hàm hết tất cả những gì Apple sử dụng. Trong bằng sáng chế, các vật liệu được giải thích trong hơn 2 dòng. Vàng của Apple có thể là một loại vật liệu trộn lẫn của các chất như "boron carbide, khối boron nitride, titanium nitride (TiN), sắt nhôm silicat (garnet), cacbua silic, nhôm nitride, oxit nhôm, bột sapphire, yttrium oxide, zirconia và tungsten carbide" .

{keywords} 

Bằng sáng chế cho biết Apple trộn lẫn kim loại và gốm theo một số cách để tạo thành hợp chất gốm và vàng. Về cơ bản, nhà luyện kim sẽ tạo ra một lớp gốm và sau đó đổ vàng lên trên, như thế các phân tử vàng sẽ trộn lẫn với các phân tử gốm. Chất liệu sẽ được nén và nung nóng – quá trình này được gọi là nung kết cho đến khi kim loại và gốm trở thành một khối rắn chắc.

Phần tóm tắt của bằng sáng chế còn đề cập đến một biện pháp khác mà Apple xem xét sử dụng để làm vỏ đồng hồ. Sau khi phủ vàng lên các hạt gốm, họ sẽ đặt "hợp chất vàng và gốm vào khuôn. Phương pháp này cũng nén và nung nóng hợp chất vàng và gốm trong khuôn để tạo thành kim loại vàng có hình dạng như mong muốn".

Quá trình này được gọi là nung khuôn, đó là cách làm phổ biến để gia tăng độ cứng cho đồ trang sức. Kim loại được đặt vào khuôn, nén để gia tăng mật độ và độ cứng. Lưu ý là hình dạng của hợp chất lúc này có thể chưa phải là hình dạng cuối cùng. Sau khi kim loại đã sẵn sàng, người ta thường uốn nó thành những hình dạng đẹp hơn, hoặc chi tiết hơn đúng như mong muốn.

Một cách làm mà bằng sáng chế miêu tả nữa là dùng một chất trung gian ướt để phủ lên các hạt kim cương, sau đó cho vàng vào và nén toàn bộ. Chất phụ gia ướt này hình thành chất cacbua (carbide) ở đường biên giữa vàng và kim cương. Nói cách khác, bằng sáng chế Apple Gold cho thấy Apple cũng đang bối rối lựa chọn ý tưởng tạo ra những mẫu đồng hồ có chất liệu trộn lẫn giữa vàng và kim cương.

Mặc dù mọi thứ trong bằng sáng chế có vẻ rất cao siêu, song chất liệu mà Apple miêu tả rất giống với loại vàng 18-karat chống trầy xước dùng trong đồng hồ mà nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ Hublot đã tạo ra năm 2011. Hublot cũng đã tạo ra "Vàng thần kỳ" bằng gốm, dù phương pháp của họ không dùng khuôn.

Vấn đề chốt lại ở đây là Apple đang dùng những kỹ thuật rất phổ biến của ngành công nghiệp chế tạo đồ trang sức. Vàng và kim cương cũng được dùng trong rất nhiều ứng dụng khoa học – bạn thường thấy vàng, kim cương trong các linh kiện công nghiệp hay microchip. Điểm mới là Apple phát hiện ra cách dùng luyện kim và khoa học vật liệu để tạo ra những dạng vật chất xa hoa, sang trọng hơn.

Vàng mà Apple tạo ra có cứng hơn vàng thông thường? Chắc chắn là có, và chất liệu vàng/kim cương của Apple cũng sẽ cứng hơn. Nhưng, Apple Gold không thực sự có công dụng gì. Đó chỉ là một yếu tố dùng trong chiến thuật marketing, vừa thể hiện sự sang trọng vừa là sản phẩm của một khoa học tiên tiến.

Theo Báo Diễn đàn đầu tư