{keywords}
 

Ngày 6/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành một sắc lệnh hành pháp yêu cầu các công ty Mỹ ngừng kinh doanh với các ứng dụng phổ biến của Trung Quốc như TikTok hay WeChat. Quyết định của ông Trump xảy ra chỉ vài ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo kêu gọi các cửa hàng ứng dụng, vốn bị thống trị bởi Apple và Google, xóa những ứng dụng "không đáng tin cậy" của Trung Quốc.

Hiện tại, cả Apple và Google đều chưa lên tiếng bình luận về việc họ có thực hiện yêu cầu của chính quyền Tổng thống Trump hay không. Trước Tổng thống Trump, Mỹ chưa từng cấm các ứng dụng của nước ngoài nhưng không đồng nghĩa các doanh nghiệp Mỹ chưa từng làm điều đó. Cả 2 công ty này đều đã gỡ bỏ nhiều ứng dụng theo yêu cầu của các chính phủ nước ngoài.

Từ tháng 7/2018 đến tháng 6/2019, Apple đã xóa 851 ứng dụng khỏi nền tảng của mình ở một số khu vực nhất định sau yêu cầu pháp lý từ các quốc gia khác như Trung Quốc, Nga, Na Uy hay Ả rập Xê út. Khi Ấn Độ cấm TikTok và WeChat cùng hàng loạt các ứng dụng khác của Trung Quốc, chúng đồng loạt bị xóa khỏi App Store và Play Store ở quốc gia này chỉ trong vòng vài giờ.

Năm 2017, CEO Tim Cook đã xóa nhiều ứng dụng theo yêu cầu của Chính phủ Trung Quốc và nói rằng: "Chúng tôi không muốn xóa các ứng dụng nhưng như chúng tôi đã làm ở các quốc gia khác, chúng tôi tuân thủ luật pháp ở bất cứ nơi đâu chúng tôi kinh doanh".

Nếu các ứng dụng bị xóa, đại đa số người Mỹ sẽ không thể tải TikTok - ứng dụng phổ biến thứ 2 trên kho ứng dụng của Apple, hay WeChat, ứng dụng vốn được người Mỹ gốc Hoa sử dụng để liên lạc với gia đình hoặc bạn bè.

Trên thực tế, Trung Quốc mới là quốc gia yêu cầu Apple gỡ bỏ nhiều ứng dụng nhất. Theo Táo khuyết, Trung Quốc chiếm 3/4 tổng số yêu cầu gỡ trên App Store kể từ tháng 7/2018 đến tháng 6/2019 và chiếm tới 85% số ứng dụng bị Apple gỡ bỏ. Theo Apple, phần lớn các yêu cầu liên quan đến nội dung khiêu dâm, cờ bạc và các hoạt động bất hợp pháp. Trong khi đó, Play Store không khả dụng ở Trung Quốc.

Trong khoảng thời gian trên, 15 quốc gia đã yêu cầu Apple xóa 1.311 ứng dụng. Cuối cùng, Apple xóa 851 ứng dụng ở nhiều quốc gia khác nhau. 97 ứng dụng khác bị xóa trong nửa đầu năm 2019 khi các chính phủ thông báo với Apple rằng chúng vi phạm nguyên tác của chính Táo khuyết.

Tuy nhiên, không phải lúc nào Apple cũng gỡ bỏ các ứng dụng theo yêu cầu của nhà chức trách. Năm 2019, các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất đã yêu cầu Táo khuyết gỡ bỏ 275 ứng dụng vì "hoạt động bên ngoài các chính sách của chính phủ". Tuy nhiên, Apple đã chống lại các yêu cầu và không gỡ bỏ bất cứ ứng dụng nào.

Số liệu thống kê này của Apple được lấy từ tháng 7/2018-6/2019. Nó chưa bao gồm số ứng dụng bị gỡ khỏi Ấn Độ trong thời gian vừa qua.

(Theo Trí Thức Trẻ)

Đến lượt Twitter thương thảo với TikTok

Đến lượt Twitter thương thảo với TikTok

Sau Microsoft, đến lượt Twitter thảo luận về việc hợp nhất với TikTok.