Apple vừa tham gia hội nghị bảo vệ dữ liệu cá nhân, CPDP 2021, với những phiên đối thoại trực tuyến của CEO Tim Cook và Giám đốc cấp cao về quyền riêng tư toàn cầu Jane Horvath. Trong đó, bà Jane Horvath đã khẳng định chức năng bảo vệ dữ liệu cá nhân mới trên iOS 14, App Tracking Transparency, được áp dụng như nhau cho tất cả các nhà phát triển, bao gồm cả Apple.

Trước đó, có tin Facebook đang chuẩn bị hồ sơ để kiện Apple, cáo buộc "Nhà Táo" lợi dụng vị thế độc quyền để buộc các ứng dụng hỏi ý kiến người dùng trước khi theo dõi hoạt động, trong khi chính các ứng dụng của hãng lại không cần theo quy định này. Facebook luôn lo ngại rằng thông báo hỏi ý kiến có thể khiến người dùng mặc nhiên chọn không đồng ý, làm tê liệt quảng cáo.

Ứng dụng của Apple thực sự không cần hỏi ý kiến? Theo bà Horvath giải thích, ứng dụng của Apple không sử dụng chung hệ thống mã nhận diện duy nhất IDFA, mà thay vào đó sử dụng mạng quảng cáo riêng biệt, hoàn toàn đảm bảo quyền riêng tư. "Apple không biết quảng cáo nào được hiển thị và người dùng nào đã xem", bà Horvath chia sẻ.

{keywords}
Ứng dụng của Apple không sử dụng chung hệ thống mã nhận diện duy nhất IDFA, mà thay vào đó sử dụng mạng quảng cáo riêng biệt, hoàn toàn đảm bảo quyền riêng tư.

Apple nhiều năm qua cung cấp hệ thống IDFA cho các ứng dụng bên ngoài, giúp liên kết hoạt động của cùng một người dùng trên nhiều chương trình khác nhau. Mã nhận diện rất cần thiết trong việc xác định ai nên được hiển thị quảng cáo, hay theo dõi xem quảng cáo có thúc đẩy nhu cầu mua hàng không. Quy định hỏi ý kiến người dùng sắp cập nhật trên iOS 14 áp dụng cho các app dùng IDFA.

Như Google, họ có giải pháp theo dõi thay thế cho IDFA, ít nhất là trong phạm vi các ứng dụng của công ty như Maps hay YouTube. Vì thế, Google sẵn sàng không dùng đến IDFA để không phải hỏi ý kiến theo quy định mới của iOS 14, khi mà hoạt động kinh doanh quảng cáo cốt lõi không bị ảnh hưởng nhiều.

Nhìn chung, bà Horvath vẫn nhắc lại quan điểm của Apple, rằng tính năng App Tracking Transparency nhằm mục đích duy nhất là cung cấp cho người dùng sự lựa chọn, về việc họ có muốn bị theo dõi hay không.

Bà nói: "Chẳng phải khá kỳ cục sao khi một số người không muốn người dùng có lựa chọn về việc họ bị theo dõi, bằng ngôn ngữ rõ ràng và chính xác. Điều này rất quan trọng. Các nhà phát triển không nên cố gắng thực hiện thủ thuật lách luật để xâm phạm nếu người dùng yêu cầu không theo dõi".

Anh Hào (Theo 9to5Mac, Reuters)

Google quyết định lách luật quyền riêng tư của iOS

Google quyết định lách luật quyền riêng tư của iOS

Google có giải pháp nhận diện người dùng thay thế cho công cụ IDFA của Apple, ít nhất là trong phạm vi các ứng dụng như Maps hay YouTube, vì thế có thể cá nhân hóa quảng cáo mà không cần hỏi ý kiến theo quy định mới trên iOS.