Các trình duyệt thông thường như Chrome, Firefox, Edge, Safari … đều có chế độ truy cập ẩn danh hoặc cá nhân (private), đảm bảo giữ bí mật các truy cập trên trình duyệt của bạn. Mọi trình duyệt Internet đều có chế độ ẩn danh hay riêng tư nhưng quyền riêng tư mà nó cung cấp có giới hạn.

Thực tế, chế độ ẩn danh và private giúp bảo vệ tính riêng tư của người dùng. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết các chế độ này sẽ ẩn/ xóa phần thông tin nào khỏi máy tính/ điện thoại và phần nào không được xóa. Khi hiểu chính xác cách thức hoạt động của nó, bạn sẽ biết được chúng có ích nhất khi nào.

{keywords}
Chế độ ẩn danh không phải là giải pháp bảo mật an toàn như nhiều người lầm tưởng.

Chế độ ẩn danh có thể hiểu đơn giản là ngay khi đóng cửa sổ, trình duyệt sẽ không lưu lịch sử hoạt động của bạn và bất kỳ cookie nào đã được tạo sẽ xóa ngay lập tức. Ví dụ, khi bạn truy cập vào Amazon, cookie sẽ ghi nhớ mặt hàng được thêm vào giỏ hàng trong nhiều ngày, kể cả khi bạn đã quên chúng rồi hay giúp trang web ghi nhớ khi bạn quay lại. Nếu dùng tab ẩn danh để truy cập vào website yêu thích thì nó sẽ không nhận diện được thông tin của bạn và yêu cầu đăng nhập lại.

Thực tế có thể thấy, chế độ ẩn danh mang đến những tính năng tiện dụng nhất, cho phép mỗi lần người dùng truy cập đều như lần đầu tiên. Chẳng hạn khi bạn đăng nhập Twitter hoặc Gmail, các trang web này sẽ không tự động đăng nhập như bình thường và yêu cầu nhập lại thông tin tài khoản. Do đó, chế độ ẩn danh đặc biệt hữu ích để truy cập các bài viết miễn phí từ trang web có tính phí (web sẽ không phát hiện bạn đã từng xem trang, mặc dù nhiều trang web tính phí được lập trình để phát hiện ra điều đó).

Trình duyệt web sẽ không xác định được vị trí của người dùng, những lượt tìm kiếm hoặc thông tin đã đăng nhập khi dùng tab ẩn danh. Với các trình duyệt dưới dạng cá nhân hóa, khi bạn nhập vào thanh URL hoặc hộp tìm kiếm, trình duyệt sẽ đề xuất kết quả đã từng được nhập trước đây. Mọi thông tin bạn từng truy cập hoặc tìm kiếm trong tab ẩn danh sẽ không xuất hiện trong phần đề xuất. Đặc biệt, người dùng cũng không thể mở lại một tab vừa đóng nếu nó được truy cập trong chế độ ẩn danh.

Có thể kể đến một số công dụng của chế độ ẩn danh như: đăng nhập nhiều tài khoản một lúc thay vì phải thực hiện thao tác đăng nhập và đăng xuất; khi bạn tìm kiếm các chủ đề nhạy cảm mà không muốn hiển thị trong lịch sử trình duyệt web hay thanh tìm kiếm. Mặc dù, tất cả dữ liệu hoạt động sẽ biến mất ngay khi bạn đóng tab ẩn danh, nhưng nó chỉ đúng với trình duyệt và thiết bị của bạn đang sử dụng. Ngày nay, việc theo dõi và khai thác dữ liệu đã được mở rộng vượt ra khỏi phạm vi một trình duyệt hay một thiết bị. Và khi đó, có những thông tin chế độ ẩn danh không thể giấu đi giúp bạn.

Qua chế độ ẩn danh, khi đăng nhập vào các website yêu thích như Facebook, Amazon, Gmail thì hoạt động của bạn không được ẩn danh đối với những ứng dụng đó nữa. Mặc dù cookie và lịch sử hoạt động sẽ bị xóa khi đóng tab, nhưng chúng vẫn có thể thu thập hành vi của người dùng trong các phiên hoạt động trên nền tảng hay liên kết tài khoản của bạn giữa các web khác nhau.

Ví dụ khi đăng nhập vào Facebook, ứng dụng này có thể theo dõi bạn đang làm gì trên các trang web khác và điều chỉnh quảng cáo của mình cho phù hợp. Ở một mức độ nào đó, bạn có thể cài đặt chặn cookie của bên thứ ba trong truy cập ẩn danh, nhưng với sự tiến bộ trong công nghệ và quảng cáo đã đạt được thì việc này rất khó để ngăn chặn hoàn toàn.

Các trang web có nhiều cách để lần ra manh mối hoạt động của người dùng thông qua địa chỉ IP, loại thiết bị truy cập, trình duyệt sử dụng để xác định bạn là ai và liên kết thông tin tài khoản/hoạt động  trên mạng. Có một số trình duyệt mới được tạo ra nhằm chống lại cách thức theo dõi này, được gọi là "fingerprinting" (dấu vân tay), nhưng cũng chưa thể giải quyết triệt để.

Chế độ ẩn danh không giúp ẩn giấu các truy cập web của bạn với nhà cung cấp dịch vụ Internet hay công ty của bạn. Và nó cũng không xóa tệp dữ liệu đã được tải xuống. Nói cách khác, chế độ ẩn danh chỉ ẩn những hoạt động trực tuyến khỏi trình duyệt hoặc trên thiết bị bạn đang dùng và với người khác sử dụng thiết bị đó. Chế độ ẩn danh cho bạn quyền riêng tư có giới hạn.

Vì vậy, mặc dù đã sử dụng tính năng ẩn danh khi sử dụng các trình duyệt để truy cập Internet nhưng nếu muốn đảm bảo sự an toàn thông tin cũng như quyền riêng tư, người dùng cần trang bị thêm những giải pháp bảo mật khác như các tiện ích được tích hợp trên cửa hàng ứng dụng của trình duyệt, hoặc phần mềm quét virus, Internet security phù hợp.

P.V

Việt Nam chỉ còn hơn 1 triệu máy tính nằm trong mạng máy tính ma

Việt Nam chỉ còn hơn 1 triệu máy tính nằm trong mạng máy tính ma

Sau hai tháng triển khai, Chiến dịch ‘Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020’ đã giảm từ 2 triệu xuống còn 1 triệu địa chỉ IP nằm trong các mạng máy tính ma (botnet).