Tổ chức cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” để góp phần tuyên truyền, cung cấp kiến thức, kỹ năng sử dụng mạng Internet an toàn cho học sinh và phụ huynh học sinh trên cả nước là sáng kiến của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA).

Là một hoạt động hưởng ứng chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tháng 6/2021, cuộc thi nhằm tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích, phát huy khả năng tư duy của học sinh, giúp các em nhận diện và phòng, tránh nguy cơ mất an toàn trên môi trường mạng.

{keywords}
Năm 2022 là năm đầu tiên cuộc thi "Học sinh với An toàn thông tin" được tổ chức.

Trong năm 2022, năm đầu tiên được VNISA phối hợp với Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), Vụ Giáo dục chính trị Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT), Cục Trẻ em (Bộ LĐTB&XH) cùng một số cơ quan, đơn vị tổ  chức, cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” dành cho đối tượng học sinh THCS trên cả nước.

Trước đó, từ năm 2021, nhằm bảo đảm khả năng chủ động trong quá trình thi, Ban tổ chức đã phối hợp với Công ty Bkav xây dựng, phát triển phần mềm đề thi riêng, cải tiến qua từng năm. Bên cạnh việc xây dựng ngân hàng đề thi và phần mềm thi, Ban tổ chức cũng hoàn thành việc xây dựng wesite tại địa chỉ Childsafe.vn và bộ phim hoạt hình về cuộc thi.

Hiện tại, các học sinh THCS trên cả nước đã có thể truy cập vào website tại địa chỉ thihsattt.vn để đăng ký tài khoản dự thi và luyện tập các bài thi “Học sinh với An toàn thông tin” năm 2022.

{keywords}
Để tham gia luyện tập trên hệ thống thi, trước tiên học sinh cần đăng ký và xác thực tài khoản dự thi.

Theo hướng dẫn của Ban tổ chức, sau khi truy cập vào trang web thihsattt.vn, học sinh cần bấm vào menu “Đăng ký” để đăng ký tài khoản dự thi bằng cách điền thông tin theo mẫu form đăng ký  và nhắn tin xác thực tài khoản. Tiếp đó, chọn “Vào thi” để thực hành thi.

Trong thời gian thi thử kéo dài từ ngày 16/2/2022 đến hết 2/3/2022, các thí sinh có thể làm bài thi thử nhiều lần với đề thi được chọn ngẫu nhiên và xem lại kết quả. Ban tổ chức lưu ý thêm, học sinh không làm mới lại giao diện màn hình web khi đang thi (không bấm phím F5 trên máy tính, không thực hiện thao tác refresh màn hình trên các thiết bị di động) vì có khả năng tự làm rớt phiên thi.

Học sinh nên thi thử nhiều lần để làm quen với hệ thống và cũng biết được nhiều kiến thức bổ ích qua việc xem đáp ứng đúng cho các câu hỏi. Đặc biệt, thí sinh không cho người khác dùng tài khoản dự thi của mình vì có thể khiến bản thân mất quyền thi thật.

Trong thời gian thi chính thức dự kiến diễn ra từ ngày 3/3/2022 đến 24/3/2022, các thí sinh chỉ làm bài duy nhất một lần. trong trường hợp gặp sự cố, hệ thống sẽ lưu đề thi và tình trạng làm bài để thí sinh có thể thi tiếp sau khi đăng nhập lại.

Đề thi “Học sinh với An toàn thông tin" năm 2022 gồm 24 câu hỏi trắc nghiệm do hệ thống thi cung cấp ngẫu nhiên từ ngân hàng đề thi. Thời gian làm bài của thí sinh là 30 phút.

Các câu hỏi thi là những kiến thức phổ thông về an toàn thông tin và bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, tập trung vào 8 chủ đề chính gồm: Giáo dục về đạo đức, pháp luật; Kiến thức về tin học và an toàn thông tin; Bảo vệ thông tin cá nhân của trẻ em và phòng chống nội dung xấu trên mạng; Phòng tránh các tương tác có hại trên mạng; Phòng tránh nguy cơ có hại trong quảng cáo và tiêu dùng trên mạng; Phòng chống nguy cơ mất an toàn mạng; Bảo vệ trẻ em trong sử dụng mạng xã hội; Sử dụng thiết bị di động an toàn.

Vân Anh

Trang bị “vắc xin số” giúp học sinh an toàn trên không gian mạng

Trang bị “vắc xin số” giúp học sinh an toàn trên không gian mạng

Cuộc thi Học sinh với An toàn thông tin 2022 sẽ tập trung cung cấp các kiến thức và kỹ năng sử dụng Internet an toàn cho học sinh THCS, giúp các em có “vắc xin số” để tự bảo vệ, tự phát triển lành mạnh, sáng tạo trên mạng.