{keywords}
Khóa xác thực của Việt Nam được được Microsoft khuyến nghị sử dụng.

Ông Nguyễn Khắc Lịch, khẳng định, để trở thành cường quốc thì xếp hạng an ninh mạng không thể thấp được. Hiện chúng ta xếp hạng 50/194 quốc gia. Đây là xếp hạng khá nhưng nếu để trở thành cường quốc thì chưa đủ. Bộ TT&TT đã ban hành kế hoạch đưa Việt Nam xếp hạng 40 vào năm 2025 và 30 vào năm 2030. Muốn thực hiện mục tiêu này thì cần kêu gọi tất cả cộng đồng tham gia đóng góp ý kiến vào kế hoạch để giúp Việt Nam nâng hạng về chỉ số ATTT và trở thành cường quốc về an ninh mạng.

Bình luận về mục tiêu này, ông Phan Hoàng Giáp, Trưởng phòng Giải pháp tích hợp, Công ty An ninh mạng Viettel cho rằng hiện nay chúng ta có tương đối đầy đủ các yếu tố để đạt được mục tiêu nâng hạng về chỉ số ATTT và trở thành cường quốc về an ninh mạng. Ông Phan Hoàng Giáp đưa ra 3 cơ sở để hoàn thành mục tiêu này. Thứ nhất, Bộ TT&TT đã ban hành hành lang pháp lý tương đối hoàn chỉnh, giúp định hướng công tác ATTT trong mọi lĩnh vực; tạo ra sự thay đổi cơ bản về ý thức bảo vệ ATTT cho hệ thống của các đơn vị chủ quản hệ thống CNTT. Thứ hai, về ngành công nghiệp an ninh mạng nội địa, chúng ta đã có một cộng đồng doanh nghiệp khá mạnh, trong đó có nhiều doanh nghiệp làm chủ công nghệ lõi (core) quan trọng của ATTT, có thể cung cấp đầy đủ hệ sinh thái ATTT để bảo vệ ở mức độ quốc gia và các tổ chức doanh nghiệp lớn. Thứ ba, về nhân lực, Việt Nam luôn được đánh giá cao về trình độ nhân lực trong lĩnh vực an ninh mạng.

"Việt Nam thường xuyên có nhân sự được quốc tế đánh giá cao, được xếp hạng Top nhân sự bảo mật của các hãng lớn như Google, Facebook, Microsoft. Đây là những điều kiện thuận lợi để đạt được mục tiêu mà Bộ TT&TT đề ra”, ông Phan Hoàng Giáp nói.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Thành Đạt, Phó Tổng giám đốc VNCS, Giám đốc điều hành VNCS Global cho rằng, bên cạnh quy mô thị trường, để ước tính khả năng đẩy thứ hạng an toàn thông tin, cần quan tâm đến một chỉ số nữa đó là tốc độ tăng trưởng. Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng ở mức rất cao so với mặt bằng chung khu vực. Tăng trưởng về dịch vụ an toàn thông tin mạng của Việt Nam xấp xỉ 35%/năm, cao hơn Thái Lan (25%) và Singapore (15%), mức tăng trưởng về dịch vụ đánh giá, kiểm định an toàn thông tin còn mạnh mẽ hơn, đạt tới 40 - 50% so với mức trung bình chỉ 10 - 20% của ASEAN.

“Với tốc độ tăng trưởng như vậy, tôi tin rằng nhiệm vụ nâng cao thứ hạng bảo mật của nước ta là hoàn toàn khả thi. Theo quan sát của chúng tôi, Việt Nam đang làm rất tốt điều này. Đánh giá của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) cũng cho thấy, năm 2020 chỉ số an toàn thông tin của Việt Nam là 58, tăng đáng kể so với năm 2018 chỉ là 45,6. Việt Nam cũng thăng hạng từ vị trí 100 lên 50 trong bảng xếp hạng Chỉ số xếp hạng an toàn, an ninh mạng toàn cầu GCI 2019. Để Việt Nam đạt được mục tiêu chỉ số an toàn, an ninh mạng - GCI trong Top 30 thế giới, tôi cho rằng cần nâng cao đồng bộ 5 tiêu chí đánh giá chỉ số GCI bao gồm: tính pháp lý, biện pháp kỹ thuật, quy hoạch và tổ chức, năng lực an toàn thông tin, hợp tác trong lĩnh vực an toàn thông tin. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp làm an toàn thông tin, cũng như các tổ chức doanh nghiệp trong nước. Thực tế, các doanh nghiệp làm an toàn thông tin, trong đó có Công ty VNCS cũng đang đồng hành cùng Bộ TT&TT, Cục ATTT trong nhiều hoạt động để thực hiện nhiệm vụ này”, ông Nguyễn Thành Đạt nói.

Ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch phụ trách an ninh mạng, Tập đoàn BKAV thì nhận định, trong lĩnh vực an ninh mạng con người là yếu tố then chốt và người Việt Nam rất có năng lực trong lĩnh vực này. "Các chuyên gia an ninh mạng của ta thường xuyên tìm ra các lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng của những hệ thống quan trọng trên thế giới. Các công ty Việt Nam đã có và làm chủ đầy đủ giải pháp an ninh mạng. Với những điều kiện này kết hợp với sự quyết tâm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc xây dựng cơ chế khuyến khích thúc đẩy nội lực an ninh mạng tạo ra thị trường, tôi tin rằng mục tiêu trên hoàn toàn khả thi", ông Tuấn Anh khẳng định.

Đồng tình với các nhận định trên, ông Trần Nhật Minh, đại diện mảng bảo mật của Tập đoàn Công nghệ CMC cho rằng các mục tiêu mà Bộ TT&TT đưa ra là khả thi. “Chúng ta đang có những yếu tố thuận lợi để đạt được mục tiêu này. Quan trọng nhất và là yếu tố cốt lõi đó chính là con người. Các doanh nghiệp đang tập trung xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ tốt. Bên cạnh đó, người Việt Nam có tố chất ham học hỏi và tiếp cận công nghệ rất nhanh. Điển hình, chúng ta có rất nhiều nhóm sinh viên đã tìm ra các lỗ hổng bảo mật; có rất nhiều chuyên gia được đánh giá cao và được xếp hạng bởi Google và Facebook. Về lĩnh vực đào tạo, có thể thấy trong những năm gần đây ngành CNTT nói chung và ngành ATTT nói riêng đang được đầu tư chú trọng và trở thành những ngành học được coi là “hot”. Điều đó cho thấy rằng sự chú trọng của xã hội vào tương lai của ATTT đã được đẩy mạnh. Tập đoàn CMC đang triển khai dịch vụ giám sát 24/7 cho các cơ quan Nhà nước và địa phương. Bên cạnh đó, CMC luôn nâng cao chất lượng đội ngũ kỹ thuật viên, từ đó đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như yêu cầu ngày càng cao trong lĩnh vực ATTT”, ông Trần Nhật Minh chia sẻ.

PV

Bảo mật 5G, tấn công bầu cử sẽ là xu hướng an ninh mới

Bảo mật 5G, tấn công bầu cử sẽ là xu hướng an ninh mới

Kaspersky dự báo bảo mật liên quan đến mạng di động 5G, tấn công bầu cử,... là một trong các xu hướng nổi bật trong năm 2021.