{keywords}
 

Theo Meta, các nhóm tin tặc sử dụng chiến luật giả danh làm nhà báo, hãng tin độc lập để tấn công hàng chục tài khoản Facebook của binh lính Ukraine, cũng như tổ chức các chiến dịch phối hợp để xóa bài đăng của những người chỉ trích Nga khỏi mạng xã hội.

Meta cho biết một nhóm có tên Ghostwriter đã cố gắng xâm nhập các tài khoản Facebook của hàng chục binh lính Ukraine. Nhóm thành công trong một số trường hợp và đăng video kêu gọi quân đội đầu hàng. Facebook đã chặn chia sẻ các video này.

Ngoài ra, trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, hoạt động của các tổ chức cũng dồn dập hơn. Chẳng hạn, Meta quan sát được vài tài khoản “đột nhiên đăng bằng tiếng Anh và Ba Lan về quân đội Ukraine đầu hàng, mà không giao tranh và các nhà lãnh đạo quốc gia đã bỏ trốn khỏi đất nước vào ngày 24/2, ngày Nga bắt đầu cuộc chiến”.

Meta đã gỡ bỏ mạng lưới khoảng 200 tài khoản hoạt động tại Nga liên tục báo cáo vi phạm (report) sai về người dân tại Ukraine và Nga nhằm xóa các bài viết của họ trên nền tảng. Chẳng hạn, họ báo cáo tài khoản vi phạm quy định của Facebook và phát ngôn thù địch và chính sách khác. Chiến thuật “báo cáo hàng loạt” thường được dùng để triệt hạ tài khoản của đối phương.

Vadym Hudyma, đồng sáng lập Digital Security Lab Ukraine, tổ chức giúp bảo vệ tài khoản trực tuyến của nhà báo và nhà hoạt động, cho biết số lượng tấn công tài khoản mạng xã hội qua báo cáo hàng loạt tăng vọt từ khi chiến sự nổ ra. Do nhiều tài khoản Twitter và Facebook không có “tick xanh”, việc khôi phục trở nên khó hơn và rất hỗn loạn.

Bên cạnh đó, Meta còn tiếp tục ghi nhận việc dùng những ảnh đại diện giả mạo trong các chiến dịch tin giả, sai sự thật.

Trong một tuyên bố hồi tháng 2, Meta nói đã phát hiện và đóng cửa một hoạt động gây ảnh hưởng, trong đó sử dụng các tài khoản giả làm người dân Kyiv để nhằm vào người Ukraine. “Họ tự xưng sống tại Kyiv và giả làm biên tập viên tin tức, cựu kỹ sư hàng không, tác giả một ấn phẩm khoa học về thủy văn”, Meta viết trên blog.

Meta truy ra các tài khoản giả mạo này thuộc về những người từng bị Mỹ cấm vận. Theo CNN, có vẻ các tài khoản và website của chiến dịch không tiếp cận nhiều người như mong đợi.

Du Lam (Theo CNN)

Ukraine phục hồi di sản văn hoá bằng doanh thu từ NFT

Ukraine phục hồi di sản văn hoá bằng doanh thu từ NFT

Ukraine dự định sử dụng số tiền thu được từ việc bán NFT để xây dựng lại các bảo tàng, nhà hát và các di sản văn hóa khác đã bị phá hủy trong khủng hoảng quân sự với Nga.