Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp đã thể hiện sự chủ động trong việc khai thác các nền tảng công nghệ nhằm giữ vững mục tiêu kinh doanh trước áp lực giảm thiểu chi phí, hạn chế tiếp xúc giữa các bộ phận nội bộ lẫn khách hàng.

Một báo cáo khảo sát được tập đoàn dữ liệu quốc tế IDC công bố gần đây cho thấy, nhu cầu sử dụng máy chủ tại khối doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đã tăng trưởng mạnh. Đơn cử, trong quý 2/2020, thị trường kinh doanh máy chủ toàn cầu ghi nhận doanh thu ở mức 24 tỷ USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ 2019 với tổng số lượng xuất bán đạt gần 3,2 tỷ chiếc (tăng 18,4%). Chi tiết hơn, nhóm máy chủ tầm trung ghi nhận doanh thu lên đến 3,3 tỷ USD.

Điều đó cho thấy, quan niệm rằng chỉ có các tổ chức hay doanh nghiệp lớn, với ngân sách dồi dào và sở hữu sở hữu hạ tầng CNTT riêng biệt cùng đội ngũ nhân sự chuyên trách thì mới “an tâm” đầu tư máy chủ đã hoàn toàn thay đổi. Vậy lí do cho sự thay đổi này là gì?

An toàn từ nội lực

Theo báo cáo kinh tế Việt Nam 2020 của StreamBit, số doanh nghiệp áp dụng các nền tảng kĩ thuật số lên đến 48%. Ngoài ra, 5% doanh nghiệp đầu tư các giải pháp công nghệ mới, dẫn đến nhu cầu trang bị máy chủ tại các đơn vị này cũng tăng vọt. Tuy nhiên, với nhóm khách hàng doanh nghiệp SME, việc chọn mua máy chủ luôn phải đứng trước hàng loạt “cân nhắc” giữa giá thành, hiệu suất, khả năng thích ứng với hạ tầng và nguồn nhân sự CNTT hiện tại.

{keywords}
Doanh nghiệp SME phải cân nhắc nhiều yếu tố để lựa chọn máy chủ phù hợp.

Theo báo cáo được IDC dẫn lại số liệu điều tra năm 2020 do hãng viễn thông Mỹ Verizon thực hiện, trong năm 2020, hơn 28% các cuộc tấn công mạng nhắm vào nhóm doanh nghiệp SME. Thậm chí, hãng bảo mật Kaspersky đã ngăn chặn tổng cộng hơn 2,89 triệu lượt tấn công vào SME, tăng đến 20% so với năm 2019.

Dẫu vậy, tâm lý “ngại” giá cao, quy trình vận hành phức tạp là thách thức lớn khi doanh nghiệp SME cân nhắc đến yếu tố bảo mật cho các hệ thống hiện hữu hoặc sắp trang bị. Không ít doanh nghiệp thờ ơ với kho dữ liệu quý giá của chính mình, giữ thói quen lưu trữ, sao lưu truyền thống.

Nhằm “hóa giải” bài toán kinh phí lẫn hiệu năng cho các doanh nghiệp SME, HPE cung cấp giải pháp máy chủ ProLiant Gen10 / Gen10 Plus chip Intel thế hệ mới với tiêu chí giá hợp lý, khả năng vận hành giản đơn và hơn hết là tính bảo mật tuyệt đối, trong khi vẫn đảm bảo nhu cầu vận hành tại chỗ hay triển khai làm việc từ xa.

Hơn nữa, giải pháp HPE ProLiant có dải sản phẩm cực đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu hạ tầng CNTT của doanh nghiệp SME:

-   ML Series: Nhóm máy chủ dạng tower

-  DL Series: Nhóm máy chủ dạng rack

-  MicroServer: Máy chủ mini cho các văn phòng nhỏ

{keywords}
Nhóm giải pháp máy chủ HPE ProLiant Gen10 / Gen10Plus.

Với quan niệm “bảo mật phải từ lõi”, công nghệ Silicon Root of Trust của các dòng sản phẩm cao cấp đã được HPE trang bị trên tất cả dòng máy chủ HPE Proliant Gen10. Silicon Root of Trust cung cấp một khả năng tự động hóa ở mức cao nhất, cho phép kiểm tra, cập nhật firmware định kì cho máy chủ, ngăn chặn ngay nếu có sai sót về firmware, và cho phép khôi phục lại trạng thái tốt nhất trước đó. HPE Silicon Root of Trust đã được công nhận là giải pháp an ninh mạng Cyber Catalyst năm 2019.

Ngoài ra, để hỗ trợ nhân viên IT theo sát được tình trạng vận hành của máy chủ và xử lý ngay khi có vấn đề, HPE cung cấp tính năng iLO 5 được nhúng trên bo mạch hệ thống cho phép thực hiện tất cả các tác vụ như cài đặt, quản lý, giám sát tình trạng máy chủ từ xa thông qua máy tính cá nhân.

Đại diện công ty Gentis, một đơn vị tiên phong trong lĩnh vực phân tích di truyền tại Việt Nam cho biết rằng đặc thù kinh doanh tại Gentis là số lượng khách hàng cực nhiều, hơn 100.000 khách hàng, đồng nghĩa với việc mỗi ngày công ty cần lưu trữ lượng dữ liệu cực lớn.
“Các mẫu phân tích về di truyền, sinh hóa, miễn dịch lại thuộc về yếu tố cá nhân, đòi hỏi khả năng bảo mật dữ liệu của Gentis phải đạt mức cao nhất cũng như các kết quả phải luôn luôn sẵn sàng để nhân viên Gentis có thể tra cứu nhanh chóng khi cần”, ông Nguyễn Tuấn Đạt, phụ trách IT tại Gentis chia sẻ.
Từ thực tế đó, Gentis đã tìm kiếm, xem xét nhiều giải pháp CNTT, trong đó có việc trang bị các hệ thống máy chủ với tiêu chí chi phí đầu tư ban đầu hợp lí, thiết kế tinh gọn, nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất và quan trọng nhất là yếu tổ bảo mật dữ liệu.
Đến nay, sau 4 năm chọn và sử dụng các giải pháp HPE Proliant để đầu tư cho hạ tầng CNTT, đại diện Gentis hồ hởi cho biết hệ thống CNTT của Gentis hoạt động ổn định hơn rất nhiều. Công ty luôn cảm thấy “an tâm” với việc quản lý thông tin khách hàng, bảo mật nguồn dữ liệu, các kết quả xét nghiệm luôn được “khóa két” tuyệt đối, qua đó tránh tình trạng bị rò rỉ thông tin ảnh hưởng đến cá nhân của khách hàng và uy tín của Gentis. Ông Đạt cũng cho biết sẽ tiếp tục lựa chọn giải pháp HPE ProLiant để mở rộng hạ tầng CNTT của Gentis trong tương lai. 
Để tìm hiểu thêm về nhóm giải pháp của HPE và Intel, vui lòng truy cập: www.smb-server.elite-jsc.vn/video/

Phương Dung