{keywords}
(Ảnh: Reuters)

Theo các chuyên gia, lỗ hổng tại một doanh nghiệp nhỏ cũng dẫn đến nguy cơ lớn, đòi hỏi Nhật Bản phải nỗ lực hơn để xử lý. Cho tới nay, vẫn chưa có thông tin gì về kẻ đứng sau hay động cơ của cuộc tấn công mạng nhằm vào nhà cung ứng Kojima Industries của Toyota.

Giáo sư Takamichi Saito của Đại học Meiji nhận xét, vụ việc cho thấy sự mong manh của các doanh nghiệp nhỏ trước những mối đe dọa an ninh mạng. Họ vốn không sở hữu hệ thống kỹ thuật tinh vi.

“Các biện pháp bảo vệ của doanh nghiệp lớn thường rất hiện đại, nhưng nhiều nhà thầu nhỏ và vừa lại không như vậy. Trong bối cảnh Nhật Bản đang chuyển hướng sang sản xuất, không có đủ nhân sự kỹ thuật để đáp ứng. Bên trong mỗi công ty, bộ phận công nghệ thông tin cũng không có tiếng nói”, ông Saito chia sẻ.

An ninh mạng là một vấn đề nổi cộm tại Nhật Bản, nơi những nhà phê bình cho rằng nước này đang áp dụng cách tiếp cận không hợp lý. Tại các doanh nghiệp nhỏ, họ thường sử dụng hệ thống máy tính của nhiều hãng khác nhau và thời gian thay thế lâu hơn.

Theo Yoshihito Takata, quản lý tại hãng bảo mật Broadband Security, về cơ bản, hacker không thể nhằm trực tiếp vào doanh nghiệp lớn, do đó, chúng nhắm tới một trong các nhà cung ứng. Các cuộc tấn công gia tăng thời gian gần đây, có thể diễn ra bất kỳ lúc nào trong ngày từ khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, một công ty đơn lẻ rất khó xoay sở.

Toshio Nawa, nhà phân tích cao cấp của Viện quốc phòng mạng, khuyến nghị các doanh nghiệp nhỏ cần nắm bắt những gì cần thiết để bảo mật tốt hơn. Đây cũng là điểm mà Nhật Bản đang đi sau các nước khác. Cùng với đó, những công ty lớn cũng nên tham gia và cho lời khuyên. Chính phủ cần hỗ trợ về cả hướng dẫn lẫn tài chính một cách toàn diện.

Du Lam (Theo Reuters)

Nhà máy Toyota Nhật Bản hoạt động trở lại sau sự cố an ninh mạng

Nhà máy Toyota Nhật Bản hoạt động trở lại sau sự cố an ninh mạng

Gã khổng lồ xe hơi Nhật Bản tiếp tục sản xuất từ ngày 2/3 sau khi tạm dừng hoạt động của nhà máy vì vấn đề an ninh mạng.