Mới đây, Ban Chủ nhiệm Chương trình “Nghiên cứu công nghệ và phát triển sản phẩm công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử”, mã số KC.01/16-20, đã tổ chức Hội nghị đánh giá, tổng kết 4 năm triển khai (11/2016-4/2021).

Theo Báo Chính phủ đưa tin, các nhóm nghiên cứu đã làm chủ công nghệ, chế tạo một số sản phẩm phần cứng, phần mềm đáp ứng yêu cầu phát triển và hoàn thiện hạ tầng CNTT nhằm triển khai hiệu quả Chính phủ điện tử.

Có thể kể đến một số sản phẩm thiết bị phần cứng có khả năng đưa vào sản xuất thử nghiệm hoặc sản xuất thương mại như: thiết bị chuyên dụng giám sát hạ tầng CNTT, máy tính an toàn, camera bảo mật, vi mạch bảo mật cho thiết bị IoT…

{keywords}
Nhiều nghiên cứu an toàn thông tin có khả năng đưa vào sản xuất thử nghiệm hoặc sản xuất thương mại (ảnh minh họa).

Theo Báo cáo xếp hạng an toàn, an ninh mạng toàn cầu (GCI 2020) được Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) công bố tháng 7/2021, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 25 trong 194 quốc gia, vùng lãnh thổ, đứng thứ 7 trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và thứ 4 khu vực ASEAN.

Thứ hạng trên đã cho thấy sự nỗ lực, cũng như quyết tâm rất lớn của Việt Nam, trong đó có sự đóng góp của Chương trình KC.01/16-20.

Trong khi đó, Bộ TT&TT đang chuẩn bị ban hành yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với sản phẩm Điều phối, tự động hóa và phản ứng an toàn thông tin (SOAR - Security Orchestration, Automation and Response).

H.A.H

Thêm sản phẩm Điều phối, tự động hóa và phản ứng ATTT có khuyến nghị yêu cầu kỹ thuật

Thêm sản phẩm Điều phối, tự động hóa và phản ứng ATTT có khuyến nghị yêu cầu kỹ thuật

Điều phối, tự động hóa và phản ứng an toàn thông tin là sản phẩm thứ 6 trong 11 sản phẩm an toàn thông tin trong nước đã và sẽ được Bộ TT&TT ban hành các yêu cầu kỹ thuật cơ bản cần đáp ứng.