Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có Quyết định 159, ban hành Quy chế đảm bảo an toàn, an ninh thông tin thuộc lĩnh vực CNTT trong hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế. Việc áp dụng Quy chế này nhằm giảm thiểu được các nguy cơ gây mất an toàn thông tin và đảm bảo an ninh thông tin trong quá trình ứng dụng CNTT.

Về nguyên tắc chung, các hoạt động ứng dụng CNTT phải tuân thủ theo nguyên tắc đảm bảo an toàn thông tin được quy định tại Quyết định 2072 năm 2014 của UBND tỉnh, quy định về việc đảm bảo an toàn,an ninh thông tin trên môi trường mạng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

{keywords}
Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có Quyết định ban hành Quy chế đảm bảo an toàn, an ninh thông tin (ảnh minh họa).

Trong Quy chế của Sở Tư pháp, các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm: không được tự ý gỡ bỏ các phần mềm phòng chống virus và phòng chống mã độc trên máy tính; các phần mềm trên phải được thiết lập chế độ tự động cập nhật; tất cả các tập tin, thư mục khi sao chép vào máy tính từ thiết bị bên ngoài phải được quét mã độc trước.

Sở Tư pháp cũng quy định không tự ý thay đổi, tháo lắp các thiết bị trên máy tính; không bẻ khóa, trộm cắp, sử dụng mật khẩu, khóa mật mã và thông tin của đơn vị, cá nhân khác; nghiêm cấm sử dụng các hộp thư điện tử công cộng (Yahoo, Gmail, Hotmail ... ) để trao đổi công việc của cơ quan.

Khi phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến việc bị nhiễm mã độc trên máy tính, người sử dụng phải tắt máy và báo trực tiếp cho cán bộ chuyên trách CNTT để kịp thời xử lý; nghiêm cấm tạo ra, cài đặt, phát tán vi rút máy tính, phần mềm độc hại trái pháp luật.

H.A.H

Nhiều nghiên cứu nâng cao năng lực an toàn thông tin được hiện thực hóa

Nhiều nghiên cứu nâng cao năng lực an toàn thông tin được hiện thực hóa

Nhìn lại kết quả nghiên cứu 4 năm qua, nhiều sản phẩm thiết bị phần cứng có khả năng đưa vào sản xuất thử nghiệm hoặc sản xuất thương mại như thiết bị chuyên dụng giám sát hạ tầng CNTT, camera bảo mật, vi mạch bảo mật cho thiết bị IoT…