{keywords}

Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc về triển khai Kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Ảnh: binhdinh.gov.vn

Do tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp, các hoạt động hội nghị trực tiếp dần chuyển sang hình thức trực tuyến. Nhu cầu họp qua mạng ngày một tăng, đi kèm với thách thức về bảo mật và an toàn thông tin. Vì vậy, các địa phương đều nhanh chóng ban hành quy chế quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thiết bị họp trực tuyến để bảo đảm việc này diễn ra một cách hiệu quả, bảo mật.

Mới đây, UBND tỉnh Bình Định ban hành Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống, thiết bị họp trực tuyến trên địa bàn tỉnh. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc chịu trách nhiệm quản lý, bảo quản, sử dụng các trang thiết bị đã được lắp đặt, bàn giao hệ thống, thiết bị họp trực tuyến theo quy định. UBND tỉnh yêu cầu đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống, giữ bí mật tài khoản truy cập hệ thống. Mọi thông tin tiếp nhận và cung cấp trên hệ thống phải đảm bảo nguyên tắc bảo mật thông tin và đúng với các quy định của Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 và Luật An ninh mạng năm 2018.

Bên cạnh đó, cơ quan, đơn vị được giao quản lý và vận hành hệ thống, thiết bị họp trực tuyến có trách nhiệm phối hợp với đơn vị cung cấp đường truyền để được cung cấp đường truyền có tín hiệu tốt nhất, sử dụng kênh kết nối riêng cho cuộc họp trực tuyến, đảm bảo các yếu tố bảo mật, ưu tiên sử dụng tối đa năng lực hạ tầng, sử dụng đường truyền mạng truyền số liệu chuyên dùng (TSLCD).

Hệ thống, thiết bị họp trực tuyến trước khi đầu tư, mua sắm, nâng cấp phải có ý kiến thẩm định của Sở TT&TT đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi kết nối, đảm bảo các yêu cầu cơ bản về bảo đảm an toàn thông tin theo quy định của Bộ TT&TT. Đơn vị vận hành, sử dụng hệ thống, thiết bị họp trực tuyến có sổ nhật ký để ghi chép các phiên họp trực tuyến, hồ sơ ký xác nhận và lưu giữ làm tư liệu để quản lý, vận hành và phát triển hệ thống, thiết bị họp trực tuyến của tỉnh.

Bên cạnh đó, Sở TT&TT phải phối hợp với các đơn vị sử dụng định kỳ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho hệ thống và thiết bị, xác định các điểm yếu để nâng cấp. Các đơn vị sử dụng hệ thống, thiết bị họp trực tuyến không tự ý thay đổi cấu hình của hệ thống, thiết bị được giao quản lý, nếu có thay đổi phải thông báo và được sự đồng ý của đơn vị quản lý, vận hành.

Du Lam

Hà Nam đầu tư nguồn lực cho an toàn thông tin và đẩy mạnh chính quyền điện tử

Hà Nam đầu tư nguồn lực cho an toàn thông tin và đẩy mạnh chính quyền điện tử

Hà Nam sẽ triển khai các hoạt động nhằm thu hút, đa dạng hóa nguồn lực để đẩy mạnh chính quyền điện tử, chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tại cơ quan trên địa bàn tỉnh trong 5 năm tới.