Nền thể thao điện tử Trung Quốc đã có bước phát triển thần tốc chỉ trong khoảng vài năm trở lại đây, nhờ túi tiền không đáy của các cậu ấm xuất thân hào môn thế gia thuộc tầng lớp phú nhị đại, quan nhị đại Trung Quốc. 

Nổi tiếng nhất giới eSports xứ sở gấu trúc chắc chắn là cậu ấm Vương Tư Thông, con trai tỷ phú Vương Kiện Lâm, người từng nhiều năm nắm giữ vị trí người giàu nhất Trung Quốc. Vương Tư Thông nổi tiếng bởi những phát ngôn ngông cuồng và ăn chơi trác táng, nhưng cũng là ông chủ chịu chi khi đầu tư vào tổ chức Invictus Gaming từ những năm 2011. Tổ chức này đã vô địch thế giới Dota 2 năm 2012 và vô địch thế giới Liên Minh Huyền Thoại năm 2018.

Nhưng Vương Tư Thông chắc hẳn vẫn cảm thấy rất may mắn bởi thói trăng hoa của mình không làm các tuyển thủ bị nhiễm thói hư tật xấu. Năm 2020, nhà cựu vô địch thế giới Newbee bị phát hiện dàn xếp tỷ số trong một trận đấu ở vòng loại khu vực Trung Quốc dẫn tới kết quả bị cấm thi đấu vĩnh viễn khỏi Dota 2.

{keywords}
Tuyển thủ FPX Bo đang bị đình chỉ thi đấu vì liên quan đến vụ án bán độ ở đội tuyển cũ eStar Young

Khi đó, những tuyển thủ Liên Minh Huyền Thoại vẫn cảm thấy yên tâm phần nào khi giải đấu LPL Trung Quốc được kiểm soát khá chặt chẽ. Nhưng bóng ma bán độ một lần nữa đã quay trở lại khi tuyển thủ đi rừng trẻ tuổi của FunPlus Phoenix (FPX), Chu Dương ‘Bo’ Bác bị đình chỉ thi đấu từ hôm 22/02 để chờ kết quả điều tra bán độ trong thời điểm tuyển thủ này còn thi đấu cho đội trẻ eStar Young ở giải hạng hai LDL Trung Quốc.

Trong lúc kết quả điều tra vẫn chưa ngã ngũ, ban tổ chức giải đấu đã đưa ra một thông tin gây sốc là hoãn mọi trận đấu còn lại của LDL Mùa Xuân 2021, kể từ ngày 17/03. Đây sẽ là một thiệt thòi vô cùng lớn đối với các đội tuyển đang thi đấu ở LPL, bởi giải hạng hai là cơ hội để các tuyển thủ trẻ thi đấu cọ xát, tích lũy kinh nghiệm cũng như luân chuyển tự do tuyển thủ giữa hai giải này. Như trường hợp của FPX, sau khi đã mất cả hai người đi rừng là Bo và Tian, đội này đã phải đẩy tuyển thủ ở đội trẻ là Dương ‘Beichuan’ Lăng lên đánh chính. Nhưng những người đồng đội khác của Beichuan ở đội trẻ giờ sẽ phải nhìn các đàn anh thi đấu qua màn hình tivi.

Và cho đến khi mọi chuyện được làm sáng tỏ, bóng ma bán độ có lẽ sẽ vẫn còn bao phủ giải đấu này một thời gian dài nữa. Trong lúc đó, các giải đấu khác sẽ cần phải thắt chặt hơn nữa công tác tổ chức. Bởi ngay ở Việt Nam, chuyện các tuyển thủ bị gạ gẫm bán độ đã không còn là chuyện mới nữa khi gần đây liên tiếp Levi rồi đến HLV Ren lên tiếng về việc bị gạ bán con rồng đầu với số tiền lên tới 100 triệu đồng. 

{keywords}
Bài đăng của ông Efeng đã làm người hâm mộ dậy sóng

Quay trở lại Trung Quốc, vậy con số mà các tuyển thủ được gạ gẫm là bao nhiêu? Chủ sở hữu eStar ông Lưu ‘Efang’ Nguyên mới đây đã chia sẻ một thông tin khá sốc với người hâm mộ. Ông đặt câu hỏi về bản chất con người khi lương trung bình một tuyển thủ khoảng 2 vạn tệ (71 triệu đồng/tháng), được đề nghị đánh thua một trận gặp đối thủ mạnh hơn để đổi lấy 60 vạn tệ (2,1 tỷ đồng), người đó liệu có từ chối? Cần biết rằng trước đại dịch Covid-19, mức lương trung bình của người lao động Trung Quốc vào khoảng 5.000 tệ/tháng, theo Nikkei.

Câu hỏi của ông Efang dựa trên một câu chuyện có thật trong chính đội eStar và người đó đã từ chối. Nhưng nó cũng khiến người hâm mộ chia rẽ với hai luồng ý kiến trái chiều. Một bên cho rằng đời tuyển thủ bạc bẽo, thu nhập bấp bênh nên chuyện bán độ là chấp nhận được. Một bên cho rằng tuyển thủ cần trân trọng từng ngày từng giờ còn được thi đấu và phải nỗ lực hết sức mình dù có phải nhận kết quả tiêu cực.

Phương Nguyễn

Esports Việt dậy sóng khi chuyện bán độ được đề cập công khai

Esports Việt dậy sóng khi chuyện bán độ được đề cập công khai

Không còn là những đồn đoán, mới đây việc ngôi sao Đỗ Duy ‘Levi’ Khánh chỉ đích danh một nhân vật thao túng cả nền eSports Việt bằng chiêu trò dụ dỗ bán độ đã khiến người hâm mộ choáng váng.