Với việc ngày càng có nhiều hãng "chiếu dưới" như Asus, Lenovo hay Huawei tìm cách tăng cường sự hiện diện của mình tại các thị trường khó tính thông qua những con dế cấu hình cao, giá thành thấp, các tên tuổi lớn như Samsung, Sony, LG và HTC đang phải chịu sức ép lớn hơn bao giờ hết trong việc định giá sản phẩm.

{keywords}

Không có gì bất ngờ khi hầu hết những thương hiệu smartphone lớn, kỳ cựu đang bị xói mòn thị phần trong suốt thời gian qua, khi mà các 'chiến binh về giá" như OnePlus, Motorola, Xiaomi liên tục chiều hư người dùng bằng những con dế chất lượng cao nhưng có giá bán chỉ bằng chưa đầy một nửa so với đối thủ.

Tuy nhiên, ngay cả các thương hiệu tầm trung như Asus, Lenovo cũng chưa hẳn là an toàn. Không chỉ phải thách đố các đối thủ lớn hơn, trong năm 2016 này, họ còn phải đối mặt với một sức ép mới, đến từ những thương hiệu thậm chí còn "tí hon" hơn, nhưng tham vọng xâm lấn thị trường Mỹ chẳng thua kém chút nào: Alcatel, Blu, Freetel. Ngay cả Xiaomi cũng đang lên kế hoạch tấn công nước Mỹ trong thời gian sớm nhất có thể. Có thể nói, thị trường sắp chứng kiến một cuộc chiến tổng lực để tranh giành thị phần, nhằm bù đắp cho tỷ suất lợi nhuận ngày càng bị ép mỏng - hệ lụy của cuộc chạy đua về giá giữa các hãng.

Các thương hiệu ít người biết trước giờ chỉ quanh quẩn ở sân nhà hoặc chưa gây được nhiều chú ý tại Mỹ vì cơ chế trợ giá smartphone do các nhà mạng áp dụng (mà nhờ đó giá bán smartphone cao cấp trở nên dễ thở hơn cho khách hàng). Nhưng xu hướng chung là mô hình trợ giá ngày một bị thu hẹp lại, cũng vì thế mà những mẫu điện thoại giá đắt bớt hấp dẫn người dùng hơn. Ngược lại, những con dế có giá thành vừa túi tiền lại nổi lên.

Freetel là một trong những hãng muốn tận dụng thời thế thay đổi này để thu hút sự chú ý của người dùng Mỹ. Hãng này có trụ sở tại Nhật - quê nhà của những ông lớn như Sony và Panasonic. Chiến lược của Freetel là tấn công thị trường Mỹ béo bở bằng một loạt smartphone vừa tiền, dùng cả hệ điều hành Android lẫn Windows 10 của Microsoft. Điều thú vị là sản phẩm rẻ nhất của hãng có giá chỉ 50 USD, trong khi thiết bị có cấu hình cao nhất cũng chỉ chạm ngưỡng 300 USD mà thôi. Theo Chủ tịch hãng này, Ian Chapman-Banks thì Freetel hoàn toàn biết được vị trí "cửa ngách" của mình và cũng không có ý định cạnh tranh với các thương hiệu xịn. Ông Chapman-Banks tin rằng có một cơ hội khổng lồ chưa được khai phá ở phân khúc bình dân đến trung cấp.

Ngoài Freetel, một loạt các hãng khác như Blu Mobile, Alcatel và Kyocera đều có chung suy nghĩ. Họ đã trình diễn những sản phẩm rất giống nhau về công thức tại triển lãm CES vừa qua và đang đặt cược cho "mỏ vàng" mới tại Mỹ, nơi mô hình trợ giá đang đi đến những ngày tàn cuối cùng.

T.C

XEM THÊM CÁC TIN CÔNG NGHỆ MỚI NHẤT