Khi Internet ngày càng quan trọng và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, trẻ em ngày nay đang có xu hướng dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động trên mạng. Tuy nhiên, nhiều trẻ chưa thực sự hiểu và có những kỹ năng tự bảo vệ mình, dễ bị dẫn dụ lừa đảo trên môi trường ảo. 

Trước thực tế này, nhiều bậc phụ huynh tại Việt Nam có xu hướng giám sát, theo dõi hoạt động của con khi sử dụng các thiết bị kỹ thuật số, truy cập Internet bằng nhiều công cụ khác nhau. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia điều quan trọng các bậc cha mẹ nên làm đó là cần làm cho con hiểu và có những kỹ năng để con có thể tự bảo vệ sự an toàn cho chính mình; trang bị cho con những kỹ năng cần thiết để sử dụng hiệu quả các công nghệ kỹ thuật số hiện tại và phát triển các hành vi có trách nhiệm trong môi trường ảo.

{keywords}
Cha mẹ Việt cần dạy con những kỹ năng trên môi trường ảo. Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia của Cyberpurify, cũng như ngoài đời thực, cha mẹ cần dạy con cẩn trọng khi tiếp xúc với người lạ. Trên thực tế, không phải ai trên mạng cũng như những gì họ thể hiện. Do đó, cha mẹ cần cho trẻ hiểu rằng phải thật cẩn thận khi người lạ tiếp cận con trực tuyến vì đây rất có thể là những kẻ săn mồi trên mạng.

Ngoài ra, con bạn có rủi ro bị lừa đảo. Nếu như người lớn có thể bị lừa bằng cách cho họ hàng triệu đô la hay trúng một chiếc xe siêu sang, thì trẻ em có thể rơi vào những trò gian lận tinh tế hơn khi kẻ tấn công cho chúng những thứ mà chúng đánh giá cao, chẳng hạn như trang phục của nhân vật trong game, 1 năm chơi game miễn phí hoặc các tính năng đặc biệt trong game.

Điều quan trọng hơn nữa là có nhiều nội dung không phù hợp tràn lan trên mạng, những kẻ phân phối nội dung xấu, độc đang ngày càng đẩy mạnh và tìm kiếm khách hàng tiềm năng nhỏ tuổi hơn. Ngoài việc làm cho con hiểu, cha mẹ cũng có thể sử dụng thêm công cụ lọc nội dung online để ngăn chặn các nội dung này, giảm thiểu rủi ro chúng tiếp cận con mình.

Thế hệ trẻ hiện nay tiếp cận với Internet từ sớm. Nhiều trẻ có thiết bị cá nhân hoặc tài khoản mạng xã hội riêng phục vụ hoạc tập và giao tiếp. Tuy nhiên, trẻ em chưa hiểu rõ về ranh giới của những gì nên đăng tải và những gì không nên đăng tải.

Trẻ có thể đăng thông tin nhận dạng cá nhân như địa chỉ nhà, số điện thoại, tên những người trong gia đình công khai trên hồ sơ mạng xã hội của con, những bức ảnh riêng tư…việc chia sẻ quá đà trên mạng xã hội càng khiến thông tin riêng bị dễ bị lộ hơn.

Vì vậy, điều cha mẹ cần làm không phải là cấm đoán mà cần đưa ra lời khuyên, con chỉ nên chia sẻ thông tin cá nhân nếu cần. Điều cần thiết là cha mẹ cũng nên làm gương cho con trong việc chọn lựa để chai sẻ các thông tin trên mạng.

{keywords}
Cha mẹ Việt hãy dạy trẻ biết chọn lọc thông tin khi đưa lên mạng. Ảnh minh họa

Cha mẹ cũng cần dạy con kỹ năng giao tiếp trên môi trường mạng đó là dạy con tôn trọng người khác. Bạn nên khuyến khích con đối xử trực tuyến với những người bạn bằng sự tôn trọng như khi con gặp mặt trực tiếp. Đôi khi mọi thứ xảy ra trực tuyến sẽ thô bạo và khắc nghiệt hơn so với việc giao tiếp trực tiếp và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn, không ai có thể lường trước.

Việc lỡ lời xúc phạm hoặc gây tổn thương cho người khác là tình trạng rất thường xuyên xảy ra trên mạng xã hội, được xem là bắt nạt trực tuyến. Hãy dặn con thường xuyên đọc đi đọc lại những tin nhắn, bình luận, mô tả, trạng thái mà con sắp gửi đi hoặc đăng tải, vì những gì con chuẩn bị công khai rất có thể khiến một người bạn nào đó bị tác động tiêu cực, có khi tự tử.

Rất nhiều trẻ thường “xả” mọi âu lo buồn phiền của mình lên mạng xã hội, và đây không bao giờ là một ý kiến hay. Việc gửi tin nhắn, đăng trạng thái để giải toả tâm trạng nóng giận hiện tại có thể khiến con thoả mãn hơn hiện tại nhưng con sẽ phải cảm thấy tội lỗi hoặc hối hận trong tương lai.

Các bậc phụ huynh cần hiểu và đồng hành cùng con trên mạng. Mọi dấu vết, hoạt động của mọi người đều được lưu lại khi hoạt động trực tuyến. Tất cả mọi thứ con đăng đều công khai dù con có xóa bài đăng hay không, một khi con đã bình luận, đăng tải bất kỳ thứ gì, nó sẽ tồn tại vĩnh viễn trên Internet và có thể truy nguồn được. Một khi con bạn đã đăng tải, bài đăng đó có thể bị theo dõi.

Nhắc nhở con nói chuyện, tương tác với người khác trực tuyến như con sẽ trò chuyện và đối xử trực tiếp với họ. Hãy dặn con nhớ rằng trước mặt con không phải là một màn hình laptop hay điện thoại mà là một người hoặc nhiều người ngồi đối diện nhận tin nhắn của con.

Vì những gì đã được đăng tải trên Internet sẽ tồn tại vĩnh viễn, vì vậy đảm bảo rằng con bạn hiểu hậu quả của việc đăng ảnh và video cũng như tải lên các nội dung cá nhân khác và luôn cân nhắc kỹ càng trước khi đăng tải bất kì điều gì.

D.V (Tổng hợp)