Trong một thí nghiệm của giáo sư Barney McCoy, đại học Nebraska-Lincoln, có đến 19% học sinh trong lớp ông đã sử dụng đến điện thoại di động vào 1 thời điểm nào đó trong buổi học. 

Được hỏi quan điểm về thí nghiệm trên, các đồng nghiệp của ông chia sẻ: “Có một sự thật rằng cùng với sự phát triển của công nghệ, sự xâm chiếm của các thiết bị điện tử, con người sẽ khó tập trung hơn, nhất là các đối tượng người trẻ sẽ càng dễ bị xao động. Chúng ta rất khó để bắt chúng ngồi yên tại chỗ nghe giảng, làm bài, trong khi chiếc điện thoại với cả một thế giới nhiệm màu đang ở ngay trong tay chúng.”

Thế hệ Z hay còn gọi là “digital native” (những người bản địa kỹ thuật số) lớn lên trong kỷ nguyên công nghệ, thế giới của các em bủa vây bởi các thiết bị điện tử có tính giải trí cao và độ “gây nghiện” lớn. Trong một nghiên cứu khoa học gây tiếng vang lớn năm 2019, tiến sĩ Cameron Sepah, đại học California, đưa ra nhận định rằng, não bộ của giới trẻ hiện nay cần nhiều dopamine hơn để duy trì các hoạt động thường ngày.

{keywords}

Được gọi là “hormone hạnh phúc”, dopamine có thể được sản sinh khi chơi các trò chơi điện tử hoặc xem các bộ phim gay cấn, khiến con người cảm thấy phấn khích. Nhưng sự hiện diện dày đặc của các hoạt động giải trí ngày nay khiến bộ não nhận định rằng cơ thể chúng ta cần một lượng dopamine khổng lồ và tiếp tục đòi hỏi các hoạt động có tính giải trí tương tự. Điều này dẫn đến hệ quả là các hoạt động thiếu tính kích thích như học tập, nghiên cứu sẽ càng khiến con người nhanh nản, vì chúng không sản xuất được lượng dopamine tương đương với các hoạt động giải trí. 

Mới đây, một ứng dụng học tiếng Anh đã áp dụng khoa học về dopamine để đưa ra giải pháp mới lạ cho các học sinh chán học, nghiện chơi điện tử: Học tiếng Anh qua game.

Theo đó, GOGA, tên ứng dụng học tiếng Anh, tích hợp đầy đủ tính năng của Gamification và có một tựa game thực thụ. Cốt truyện của game đặt ở bối cảnh thế giới tương lai nơi con người bị điều khiển bởi robots, chúng reo rắc “virus của sự lười biếng” nên xã hội loài người để thống trị họ. Để bảo vệ nền văn minh nhân loại, người học sẽ đóng vai trò người anh hùng giải cứu thế giới qua việc học tập, được ngụy trang dưới dạng các nhiệm vụ săn thưởng, đấu hạng, thử thách kỹ năng.

Ông Nguyễn Tiến Nam, đại diện nhà phát hành GOGA, cho biết: “Khi các công cụ giải trí càng trở nên gây nghiện, việc học của các bạn trẻ sẽ càng trở nên dễ nản, dễ xao lãng. Triết lý của GOGA là thay vì bắt ép các em phải học, phải tập trung vào bài vở nhàm chán, chúng ta cần số hóa, cải tiến chính phương pháp học, giúp các em có thể thoải mái, thích học tiếng Anh như thích chơi game vậy.”

Với GOGA, người học sẽ được trải nghiệm đa dạng các lối chơi game kết hợp luyện tập kỹ năng tiếng Anh: luyện nhớ từ vựng và nghe hiểu qua game thử thách giới hạn thời gian, luyện phát âm qua game đối kháng. Sau khi luyện tập, họ sẽ được trải nghiệm thi đấu tranh hạng trên đấu trường tiếng Anh, gọi là Arena, với bảng ghi danh top thành tích xuất sắc nhất được cập nhật hằng ngày.

{keywords}

“Đặc biệt là Speaking Arena (Đấu trường phát âm), chúng tôi có tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo AI vào chấm điểm và xếp hạng kỹ năng nói của các cặp người chơi, đồng thời chỉ điểm các lỗi sai phát âm cho họ. Khác với nhiều ứng dụng học tập qua game khác, GOGA đầu tư cho cả hai khía cạnh: tính hấp dẫn và tính hiệu quả. Người học bị cuốn hút vào các bài luyện, nhưng cũng phải học và phát triển kỹ năng tiếng Anh từ chúng,” ông Nguyễn Tiến Nam chia sẻ.

Các bài luyện tập trong GOGA được sắp xếp theo một lộ trình học rõ ràng từ cơ bản đến chuyên sâu, khi người học chinh phục mốc nhiệm vụ cuối cùng cũng là lúc họ làm chủ được một kỹ năng nào đó. Gia sư trí tuệ nhân tạo AI sẽ theo sát hành trình người học, chấm điểm và phản hồi các lỗi sai cho họ.

Dự kiến trong năm nay, GOGA sẽ mở rộng thêm tính năng The Real AI Tutor, giúp người học có thể đối thoại 1-1, đa kỹ năng với trí tuệ nhân tạo.

Phương Dung