Thủ tướng Anh Boris Johnson vừa ra quyết định cấm nhà mạng mua thêm thiết bị do Huawei sản xuất và yêu cầu loại bỏ công nghệ Huawei khỏi mạng 5G của nước này trước năm 2027. Sự chú ý đang chuyển sang châu Âu khi Mỹ tiếp tục vận động đồng minh bài trừ Huawei.

Robert O’Brien, Cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ đã đến Paris (Pháp) vào thứ Hai tuần này để hội đàm với các đại diện từ Pháp, Đức, Italia và Anh. Được biết cuộc hội đàm diễn ra trong 3 ngày, tập trung vào vấn đề chính là định hướng của các nước Châu Âu với Huawei.

Hiện chưa rõ quan điểm mới nhất của các nước châu Âu như thế nào, nhưng có thể điểm lại mức độ đón nhận của các nước đối với Huawei thời gian qua.

Quan điểm của các nước châu Âu về Huawei
{keywords}
Robert O’Brien, Cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ đã đến Paris (Pháp) vào thứ Hai tuần này để hội đàm với các đại diện từ Pháp, Đức, Italia và Anh. Cuộc hội đàm diễn ra trong 3 ngày, tập trung vào vấn đề chính là định hướng của các nước Châu Âu với Huawei.

Pháp cho biết, không cấm thiết bị Huawei hoàn toàn khỏi mạng lưới 5G nhưng khuyến khích các nhà mạng không sử dụng, đồng thời chỉ cấp phép tạm thời tối đa 8 năm cho các nhà mạng đã sử dụng như SFR và Bouygues Telecom.

Guillaume Poupard, người đứng đầu cơ quan an ninh mạng Pháp ANSSI nói: “Đây không phải là một lệnh cấm hoàn toàn. Tuy nhiên, đối với các nhà mạng hiện không sử dụng Huawei, chúng tôi khuyến khích họ không chuyển sang sử dụng Huawei”.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp, Bruno Le Maire, cũng cho biết nước này đặt mục tiêu ngăn Huawei tham gia mạng di động lõi, nơi xử lý các thông tin nhạy cảm. Nhà mạng Orange hiện đã chọn Nokia và Ericsson.

Ở Đức, chính phủ vẫn chia rẽ trong vấn đề Huawei. Một số thành viên muốn loại trừ hoàn toàn Huawei khỏi mạng 5G. Trong khi đó, Thủ tướng Angela Merkel từng từ chối áp dụng chính sách loại bỏ Huawei khỏi mạng di động thế hệ mới.

Những nhà mạng như Deutsche Telekom của Đức vẫn đang có quan hệ thân thiết với Huawei. Dù sao chính phủ Đức dự kiến chưa đưa ra quy định nào về mạng 5G cho đến tháng 9.

Nhìn chung, mức độ chấp nhận Huawei ở các nước Châu Âu không thấp. Ở Tây Ban Nha, cơ quan tình báo quốc gia chứng nhận sản phẩm Huawei an toàn và tuân thủ luật pháp. Trong khi đó, mạng 4G hiện tại của Telefonica dùng hoàn toàn thiết bị của Huawei, vì vậy nhiều khả năng Telefonica sẽ tiếp tục bắt tay với Huawei trong cả mạng lõi 5G.

Tại Hungary, nơi thủ tướng Viktor Orban có mối quan hệ khá thân thiện với Trung Quốc, chính phủ nước này tuyên bố vào tháng 11 năm ngoái rằng họ không thấy bất kỳ bằng chứng nào chứng tỏ thiết bị Huawei sẽ gây ra mối đe dọa an ninh. Hungary cho biết sẽ đưa Huawei vào kế hoạch triển khai 5G.

Ông Anders Ygeman, Bộ trưởng Bộ Phát triển kỹ thuật số Thuỵ Điển cũng phát biểu: “Chúng tôi đã sử dụng thiết bị Huawei kể từ thế hệ 4G và không có vấn đề gì về bảo mật”. Tele2, công ty viễn thông lớn ở Thụy Điển đang xây dựng mạng 5G với thiết bị Huawei.

Hai nhà mạng lớn là Vodafone và Eir đang sử dụng công nghệ Huawei khi xây dựng mạng 5G ở Ireland. Chính quyền ông Donald Trump được cho là đã vận động Ireland, dù vậy đến nay chính phủ Ireland vẫn cho phép Vodafone và Eir hợp tác với Huawei.

Dù vậy, không phải không có sự thận trọng với Huawei ở Châu Âu. TDC, nhà mạng lớn nhất tại Đan Mạch hồi đầu năm nay đã chọn Ericsson để xây dựng mạng 5G. Bộ trưởng Bộ Năng lượng Đan Mạch, Lars Christian Lilleholt nhấn mạnh những lo ngại về bảo mật 5G dù không đề cập cụ thể đến Huawei.

Ở Italia, nhà mạng TIM vừa loại Huawei ra khỏi danh sách đấu thầu cung cấp thiết bị cho mạng lõi 5G. Trước đó, đã có những báo cáo cho biết chính quyền Italia đang xem xét loại trừ Huawei khỏi chương trình xây dựng mạng 5G.

Đặc biệt, Huawei sẽ gặp khó ở Trung và Đông Âu, nơi một số quốc gia phụ thuộc vào khối liên minh quân sự NATO. Romania, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Latvia và Estonia đều đã ký các tuyên bố chung với Mỹ về an ninh mạng 5G, cam kết sẽ không hợp tác với các công ty thuộc đối tượng cảnh báo.

Năm ngoái, Ba Lan còn bắt giữ một nhân viên Huawei tại thủ đô Vac-sa-va về tội gián điệp, đồng thời kêu gọi EU và NATO xây dựng lập trường chung về Huawei.

Trước những diễn biến mới nhất, sự nghi ngại của Châu Âu có thể đang trở nên lớn hơn, nhất là đối với mạng lõi của 5G. Một nhà ngoại giao cấp cao của EU chia sẻ: “Các quốc gia thành viên EU dường như ngày càng nghi ngờ Huawei. Quan điểm chung đang hướng tới việc cấp một vai trò rất nhỏ cho Huawei trong mạng 5G".

Ủy ban Châu Âu cũng vừa ban hành hướng dẫn, đề nghị những quốc gia thành viên EU tránh các nhà cung cấp mang nguy cơ rủi ro cao, đồng thời kêu gọi các nước thực hiện một cách tiếp cận chung.

Anh Hào (Theo Guardian, Reuters)

Canada trước áp lực cấm sử dụng Huawei

Canada trước áp lực cấm sử dụng Huawei

Canada đang đối mặt với các áp lực mới trong việc quyết định có cấm dùng Huawei trong mạng 5G hay không sau khi Anh tuyên bố cấm công ty Trung Quốc.  

Anh tuyên bố loại Huawei khỏi mạng 5G

Anh tuyên bố loại Huawei khỏi mạng 5G

Anh thông báo sẽ cấm Huawei khỏi mạng 5G, đồng thời yêu cầu nhà mạng loại bỏ thiết bị Huawei trước năm 2027.