Vào chiều tối hôm nay (19/11 giờ Việt Nam), nhiều nơi trên thế giới sẽ có cơ hội được chứng kiến hiện tượng nguyệt thực.

Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng. Lúc này, một phần hoặc toàn bộ Mặt Trăng sẽ không được Mặt Trời chiếu sáng do bị che khuất bởi Trái Đất.

Trong quá trình đó, nguyệt thực toàn phần là khi Mặt Trăng bị bóng của Trái Đất che phủ hoàn toàn. Nếu chỉ có một phần của Mặt Trăng bị che mờ, người ta gọi đó là nguyệt thực một phần

{keywords}
Người yêu thiên văn sẽ có thể chứng kiến cả nguyệt thực, sao chổi và mưa sao băng trong tối nay. 

Nguyệt thực sẽ bắt đầu đạt cực đại khoảng 16h và kết thúc vào lúc 17h47” ngày 19/11 (giờ Hà Nội). Tổng thời gian diễn ra nguyệt thực sẽ kéo dài hơn 3 tiếng. Ở thời điểm cực đại, chỉ có 97% Mặt Trăng bị che phủ, do đó đây là kỳ nguyệt thực một phần. 

Nguyệt thực ngày 19/11 có thể được quan sát tốt tại hầu hết các đảo thuộc Thái Bình Dương, khu vực Bắc Mỹ, Nam Mỹ, hầu hết Australia, một phần châu Âu, châu Á và châu Phi. Trong đó, các đảo ở Thái Bình Dương và các quốc gia Bắc Mỹ sẽ là những nơi có điều kiện tốt nhất để quan sát nguyệt thực. 

Với Việt Nam, do thời điểm diễn ra nguyệt thực Mặt Trăng vẫn còn nằm dưới đường chân trời, người dân cả nước chỉ có thể chứng kiến giai đoạn cuối của hiện tượng thiên văn này. Thời điểm quan sát nguyệt thực sẽ là cuối giờ chiều và đầu giờ tối nay, lúc trăng mới mọc.

Đáng chú ý khi trong đêm nay cũng đồng thời diễn ra hai hiện tượng thiên văn khác là sao chổi Leonard (C/2021 A1) và một phần của mưa sao băng Leonids.

Trọng Đạt

Ngày mai sẽ diễn ra nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ

Ngày mai sẽ diễn ra nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ

Không chỉ đơn giản như các kỳ nguyệt thực thông thường, đây là kỳ nguyệt thực kéo dài nhất trong vòng 500 năm trở lại đây.