{keywords}
Ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn đi thị sát Trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành của tỉnh.

Ngày 17/12/2021, UBND tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Lễ khai trương Trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành (IOC) để phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Phát biểu tại sự kiện này, ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn cho hay, thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội có quy mô ngày càng lớn hơn, phức tạp hơn; nhiều vấn đề mới phát sinh phải giải quyết. Dữ liệu của tất cả các ngành, lĩnh vực của đời sống đang phát triển nhanh, được tập hợp và trở thành một nguồn tài nguyên lớn, hàng ngày hàng giờ vận động trong thời gian thực, là tài sản của quốc gia, của nhà nước, của người dân và doanh nghiệp. Nguồn tài nguyên đặc biệt càng sử dụng nhiều thì càng mở rộng và có quy mô lớn hơn. Do đó, cần được tổ chức quản lý, khai thác, vận hành khoa học, hợp lý và đáp ứng nhu cầu khách quan của xã hội.

"Hệ thống IOC đi vào hoạt động truyền đi thông điệp mang ý nghĩa lớn lao thể hiện sự quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính trị của tỉnh trong việc xây dựng một chính quyền phục vụ người dân và vì người dân. Hệ thống IOC là một trong những giải pháp trọng tâm để thúc đẩy chuyển đổi số, tạo ra sự thay đổi đột phá trong hoạt động của chính quyền tỉnh Lạng Sơn. Nhiệm vụ chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 có 5 trụ cột thực hiện triển khai đồng thời là chuyển đổi số trong cơ quan Đảng; phát triển chính quyền số; phát triển kinh tế số, xã hội số và cửa khẩu số", ông Thiệu nói.

{keywords}
Ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn cho biết, hệ thống IOC đi vào hoạt động truyền đi thông điệp mang ý nghĩa lớn lao thể hiện sự quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính trị của tỉnh trong việc xây dựng một chính quyền phục vụ người dân và vì người dân.
{keywords}
UBND tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Lễ khai trương Trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành (IOC) của UBND tỉnh để phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Trong bài phát biểu của mình, ông Hồ Tiến Thiệu còn nhấn mạnh, hệ thống IOC tỉnh Lạng Sơn là một giải pháp, một công cụ nhưng cũng là địa chỉ số quản lý tài nguyên vô cùng giá trị của tỉnh. Ngoài phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền, hệ thống còn cung cấp rất nhiều thông tin phân tích, đánh giá, giám sát về các lĩnh vực kinh tế - xã hội như: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, dịch vụ, thương mại, y tế, giáo dục, dịch vụ công;… Hệ thống giúp người dân và doanh nghiệp tương tác nhanh với lãnh đạo chính quyền, qua đó, phản ánh, kiến nghị trực tiếp với chính quyền, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp. Hệ thống sẽ tiếp tục vận hành thí điểm trong 1 năm.

Cũng tại sự kiện này, Chủ tịch Lạng Sơn đã giao cho Sở TT&TT tham mưu UBND tỉnh mở rộng, tích hợp thêm các chức năng cho hệ thống IOC như an sinh xã hội, giám sát môi trường… nhằm xây dựng nên một chính quyền số toàn diện, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Sở TT&TT sẽ tham mưu UBND tỉnh ban hành quy chế quản lý, vận hành hệ thống hiệu quả để phục vụ công tác điều hành của tỉnh.

Ông Nguyễn Khắc Lịch, Giám đốc Sở TT&TT Lạng Sơn đặt ra mục tiêu là đưa Lạng Sơn nằm trong Top 10 địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số. Tỉnh đang tập trung chiến lược xây dựng xã hội số, kinh tế số và cửa khẩu số. Vì vậy, việc triển khai hệ thống IOC cùng với đối tác VNPT sẽ góp phần thực hiện chiến lược này thành công.

 "Hai điểm đặc biệt của hệ thống IOC Lạng Sơn là kết nối trực tiếp và trực tuyến với các nền tảng số đang hoạt động theo thời gian thực đem lại giá trị, hiệu quả cho chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh. Bên cạnh đó, thông thường hệ thống IOC triển khai tại phòng lớn có nhiều màn hình và lãnh đạo tỉnh phải đến đó mới xem được thông tin dữ liệu, như vậy không hiệu quả. Nhưng với IOC Lạng Sơn, lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, lãnh đạo các huyện, thành phố sử dụng được từ bất kỳ đầu, bất kỳ thời gian nào thông qua giao diện web hay mobile để chỉ đạo, điều hành kịp thời, tiện lợi và dễ dàng các công việc của tỉnh", ông Nguyễn Khắc Lịch nói.

{keywords}
Hệ thống IOC Lạng Sơn kết nối trực tiếp và trực tuyến với các nền tảng số đang hoạt động theo thời gian thực đem lại giá trị, hiệu quả cho chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh.

Phát biểu tại sự kiện, ông Tô Dũng Thái, Chủ tịch VNPT cho biết, để thực hiện mục tiêu chuyển đổi số quốc gia, trong thời gian qua, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp trọng tâm nhằm đẩy nhanh phát triển Chính phủ điện tử. Trong đó, Trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành thông minh là một mục tiêu quan trọng phục vụ sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ và các địa phương.

"VNPT đã đồng hành cùng Chính phủ và nhiều tỉnh, thành phố xây dựng thành công các trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành thông minh (VNPT IOC). Trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành thông minh chính là “bộ não số” không thể thiếu trong Chính phủ số, chính quyền số ở nhiều địa phương, sẽ giúp lãnh đạo các tỉnh, thành phố giám sát, điều hành những chỉ tiêu kinh tế - xã hội, giám sát dịch vụ hành chính công, văn bản điện tử; Giám sát, điều hành lĩnh vực y tế, giáo dục, du lịch; Giám sát camera an ninh thông minh, camera an toàn giao thông và thông tin trên mạng xã hội", ông Tô Dũng Thái nói.

Ông Tô Dũng Thái cho hay, việc tích hợp thông tin, số liệu của nhiều lĩnh vực hoạt động lại được thể hiện trực quan, sinh động, chạy trên tất cả các nền tảng, mọi lúc mọi nơi cùng với giải pháp lấy dữ liệu thời gian thực từ các nền tảng CNTT khác, VNPT IOC sẽ giúp các cấp lãnh đạo có cái nhìn tổng quan toàn diện về mọi mặt hoạt động kinh tế - xã hội theo thời gian thực. Từ đó, đưa ra quyết định nhanh chóng, kịp thời, chuẩn xác, tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình giám sát, điều hành công việc. Hệ thống IOC cũng giúp tăng tính tương tác giữa người dân với chính quyền, góp phần tăng cường mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với hoạt động của chính quyền.

Thái Khang

80% sự thành công trong chuyển đổi số phụ thuộc vào nhận thức, thể chế và chính sách

80% sự thành công trong chuyển đổi số phụ thuộc vào nhận thức, thể chế và chính sách

Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng: Thành công trong chuyển đổi số, có tới 80% phụ thuộc vào nhận thức, thể chế, chính sách và công nghệ chỉ chiếm 20%. Nếu chỉ tập trung vào công nghệ thì khó tránh khỏi thất bại.