Trung tuần tháng 5/2019 vừa qua, Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam chủ đề “Khát vọng, tầm nhìn và định hướng phát triển vì một Việt Nam hùng cường” đã được Bộ TT&TT tổ chức. Với tuyên bố chung “Make in Vietnam - Sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, Việt Nam làm chủ công nghệ và chủ động trong sản xuất”, diễn đàn lần đầu tiên được tổ chức này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp công nghệ vì một Việt Nam hùng cường, tạo nên khát vọng một dân tộc hóa rồng vào năm 2045.

Ngay sau Diễn đàn, tuyên bố “Make in Vietnam” được Bộ TT&TT đưa ra đã nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng từ đông đảo các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp công nghệ nước nhà.

Theo nhận định của ông Nguyễn Thành Nam - Phó Chủ tịch HĐQT Đại học FPT, Hiệu trưởng Đại học trực tuyến FUNiX, tuyên bố “Make in Vietnam” chính là một tuyên bố quyết tâm giành độc lập về mặt công nghệ, được đưa ra đúng thời điểm, khi mà Việt Nam đang trở thành một cơ hội và là điểm thu hút đầu tư lớn. Tuy nhiên, vị Hiệu trưởng Đại học trực tuyến FUNiX cũng chỉ rõ để “Make in Vietnam” thành hiện thực, cần hội tụ một số điều kiện và điều quan trọng nhất lúc này là chuẩn bị lực lượng để tạo thế và lực cho “Make in Vietnam”.

Chuẩn bị nguồn lực cho “Make in Vietnam”, FUNiX bắt tay 100 doanh nghiệp IT phát triển nhân lực CNTT

Trong tháng 6/2019 vừa qua, nằm trong chương trình “100 doanh nghiệp IT cùng FUNiX phát triển nguồn nhân lực”, Đại học trực tuyến FUNiX đã ký kết hàng loạt thỏa thuận hợp tác với những công ty, đơn vị phần mềm uy tín tại Việt Nam và nước ngoài.

Chuẩn bị nguồn lực cho “Make in Vietnam”, FUNiX bắt tay 100 doanh nghiệp IT phát triển nhân lực CNTT

Trong tháng 6/2019 vừa qua, nằm trong chương trình “100 doanh nghiệp IT cùng FUNiX phát triển nguồn nhân lực”, Đại học trực tuyến FUNiX đã ký kết hàng loạt thỏa thuận hợp tác với những công ty, đơn vị phần mềm uy tín tại Việt Nam và nước ngoài.

Trong thông tin chia sẻ với ICTnews mới đây, Đại học trực tuyến FUNiX cho biết, trên thực tế, để đáp ứng nhu cầu nhân sự ngành CNTT đang thiếu hụt trầm trọng hiện nay, đồng thời chuẩn bị nguồn lực cho cuộc cách mạng công nghệ 4.0 cũng như định hướng “Make in Vietnam”, Đại học trực tuyến FUNiX đã và đang triển khai chương trình hợp tác cùng 100 doanh nghiệp IT hướng tới liên kết đào tạo – tuyển dụng lập trình viên chất lượng.

Theo đơn vị giáo dục này, lập trình phần mềm được đánh giá là một trong số ít ngành nghề có khả năng “miễn dịch” với khủng hoảng kinh tế. Trong 3 năm vừa qua, số lượng công việc ngành CNTT – phần mềm đã tăng trung bình 47%/ năm nhưng lượng nhân sự ngành này chỉ tăng ở mức trung bình 8%. Và dự kiến đến năm 2020, Việt Nam cần khoảng 500.000 lập trình viên. Vấn đề tuyển dụng lập trình viên chất lượng thực sự là một mối “đau đầu” với các nhà tuyển dụng.

Chương trình “100 doanh nghiệp IT hợp tác cùng FUNiX” ra đời chính là một trong những bước đi nhằm giải quyết vấn đề trên. Ngay từ những ngày đầu thành lập, nhiều thỏa thuận hợp tác có giá trị đã được FUNiX triển khai với các doanh nghiệp làm phần mềm lớn như FPT Software, Tinh Vân, CMC… Theo đó, phía doanh nghiệp đồng hành cùng FUNiX trong hoạt động giới thiệu Mentor (giảng viên hướng dẫn - PV), xây dựng học liệu cho chương trình đào tạo của FUNiX, cam kết nhận sinh viên FUNiX tới thực tập và làm việc sau khi hoàn thành 3 chứng chỉ đầu tiên của FUNiX.

Còn về phía FUNiX, nhà trường cam kết đảm bảo chương trình đào tạo chất lượng, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, đặc biệt là đáp ứng các đơn đặt hàng đào tạo nhân sự cho những dự án trọng điểm. Ví dụ, FUNiX đã hợp tác cùng FPT Software Quy Nhơn, FPT Global Automotive trong các dự án đào tạo 300 lập trình viên tại FSoft Quy Nhơn và 500 lập trình viên Automotive cho FGA.

Đặc biệt, hoạt động hợp tác cùng các doanh nghiệp công nghiệp để phát triển nguồn nhân lực được FUNiX “dồn lực” đặc biệt chú trọng. Trong tháng 6/2019 vừa qua, nằm trong chương trình “100 doanh nghiệp IT cùng FUNiX phát triển nguồn nhân lực”, Đại học trực tuyến FUNiX đã ký kết hàng loạt thỏa thuận hợp tác với những công ty, đơn vị phần mềm uy tín tại Việt Nam và nước ngoài với mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái nhà trường - doanh nghiệp, mang lại những giá trị thực tiễn cho cả doanh nghiệp, nhà trường và sinh viên.

Cụ thể, vào các ngày 17/6, 18/6, 24/6, 26/6, 27/6, Đại học trực tuyến FUNiX ký kết thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp DES, NCC, D28, 3S VTI… và gần đây nhất là ngày28/6, thỏa thuận hợp tác chiến lược giai đoạn 2 giữa FUNiX với FPT Software đã được ký kết. Đây đều là những công ty công nghệ uy tín, với mạng lưới đối tác, khách hàng và thị trường rộng khắp trong nước và quốc tế như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu, HongKong…

Chuẩn bị nguồn lực cho “Make in Vietnam”, FUNiX bắt tay 100 doanh nghiệp IT phát triển nhân lực CNTT

Với chương trình “100 doanh nghiệp IT cùng FUNiX phát triển nguồn nhân lực”, Đại học trực FUNiX kỳ vọng sẽ xây dựng một hệ sinh thái nhà trường - doanh nghiệp, mang lại những giá trị thực tiễn cho cả doanh nghiệp, nhà trường và sinh viên (Ảnh minh họa: FUNiX)

Ấn tượng với cách suy nghĩ và tiếp cận của FUNiX, ông Trần Đức Nghĩa, CEO công ty 3S chia sẻ kỳ vọng hợp tác đào tạo – tuyển dụng cùng FUNiX sẽ giúp công ty mở rộng nguồn tuyển dụng nhân viên mới có năng lực phù hợp yêu cầu của công ty. Bên cạnh đó, việc trở thành một Mentor của FUNiX sẽ giúp ông “có nền tảng cập nhật để giúp nhân viên 3S dễ dàng hơn trong việc học tập suốt đời”.

“Nếu có cơ hội, đóng góp lại kiến thức, kinh nghiệm thực tế của mình thông qua FUNiX cho cộng đồng học viên trẻ tuổi” – ông Nghĩa cho biết.

Trong khi đó, ông Trần Xuân Khôi, CEO công ty VTI - đơn vị đã chính thức gia nhập mạng lưới 100 doanh nghiệp đồng hành cùng FUNiX  tin tưởng nhận định: “FUNiX là lời giải cho bài toán thiếu hụt lập trình viên cấp quốc gia”.

Được biết, dự kiến trong năm nay, hệ thống mạng lưới 100 doanh nghiệp đối tác của FUNiX sẽ chính thức được thiết lập và không ngừng mở rộng.