Xây dựng văn hóa doanh nghiệp khác biệt

Cisco Việt Nam đạt danh hiệu dựa trên kết quả cuộc khảo sát độc lập do Great Place to Work tiến hành, cho thấy 98% nhân viên Cisco Việt Nam đánh giá công ty có môi trường làm việc tuyệt vời, một tỷ lệ cao hơn nhiều so với trung bình toàn cầu ở mức 53%.

Cisco - tập đoàn hàng đầu thế giới về CNTT và giải pháp mạng, đã đưa ra nhiều sáng kiến ​​đưa văn hóa doanh nghiệp trở thành một trong những điểm khác biệt chính của doanh nghiệp. Một trong những nền tảng trong văn hóa Cisco là 6 nguyên tắc chính dành cho nhân viên: Nỗ lực hết mình, tinh thần trách nhiệm, chấp nhận ý tưởng mới, tôn trọng sự khác biệt từ đáy lòng, chia sẻ và trao tặng và dám thực hiện những điều táo bạo.

Theo đại diện Cisco Việt Nam, những nguyên tắc này hình thành nên nền văn hóa mà Cisco tự hào gọi là “Văn hóa ý thức trách nhiệm và tận tâm” (Conscious Culture). Nói một cách đơn giản, “Văn hóa ý thức trách nhiệm và tận tâm” tại Cisco là lối sống mà nhân viên luôn tự nhận thức và thấy có trách nhiệm tạo ra một môi trường làm việc tất cả mọi người cùng hướng đến - một môi trường đề cao giá trị thực sự, tôn trọng, công bằng, bình đẳng, bất cứ nhân viên nào cũng có thể lên tiếng khi thấy điều gì đó không phù hợp với tầm nhìn này.

{keywords}
Cisco tự hào về “Văn hóa ý thức trách nhiệm và tận tâm” (Conscious Culture)

Theo đó, “Văn hóa ý thức trách nhiệm và tận tâm” đặt sự đa dạng và hòa nhập toàn diện ở vị trí ngang bằng với các chiến lược kinh doanh quan trọng nhất của công ty. Văn hóa này được các nhà lãnh đạo cấp cao của Cisco ủng hộ, cùng với sự hỗ trợ của các công cụ số hóa giúp công ty đo lường được những tiến bộ theo thời gian.

Văn hóa này cũng góp phần tạo ra khẩu hiệu “We are Cisco” (Chúng tôi là Cisco), thể hiện việc tôn vinh sự hòa nhập, sự cộng tác, sẵn sàng chấp nhận thách thức, tôn trọng và luôn lấy khách hàng làm trung tâm. Đồng thời cũng là một phần trọng yếu và thể hiện rõ nét tại Cisco Việt Nam, đặc biệt là sự hòa nhập và đa dạng.

Bà Lương Thị Lệ Thủy - Tổng Giám đốc Cisco Việt Nam chia sẻ: “Đây thực sự là một vinh dự cho Cisco Việt Nam khi lần đầu tiên được Great Place to Work vinh danh. Chứng nhận này thật ý nghĩa khi được trao vào đúng dịp chúng tôi vừa kỷ niệm hai thập kỷ Cisco có mặt tại Việt Nam.

Khi các ứng dụng công nghệ của Cisco đang tiếp tục tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống của gần 100 triệu người trên khắp Việt Nam, chúng tôi đồng thời cũng đang tạo ra những điều tương tự đối với các nhân viên công ty. Nhân viên là tài sản lớn nhất của Cisco Việt Nam và chúng tôi sẽ không thể đạt được những thành tựu như hiện nay nếu không có họ”.

{keywords}
 Nhân viên là tài sản lớn nhất của Cisco Việt Nam

Từ đổi mới đến đem lại lợi ích cho cộng đồng

Trải qua 21 năm, Cisco Việt Nam đã tạo dựng các đổi mới, định hình lại các kết nối và thúc đẩy công nghệ. Trong vài thập kỷ qua, Cisco đã góp phần giúp các doanh nghiệp trên khắp Việt Nam chuyển đổi trải nghiệm và góp phần cải thiện cuộc sống của hàng triệu người bằng cách ứng dụng công nghệ và các giải pháp của hãng.

Đại diện Cisco cho biết, doanh nghiệp cam kết đem lại những tác động tích cực đến cộng đồng, Chính phủ và các doanh nghiệp trên khắp thế giới trong đó có Việt Nam. Chương trình Time2Give (Thời gian để trao tặng) của Cisco cho phép nhân viên công ty tại mỗi quốc gia sử dụng 7 ngày làm việc mỗi năm để làm tình nguyện. Nhân viên có thể chọn sử dụng thời gian này để vận động cho các vấn đề họ quan tâm sâu sắc, hành động vì môi trường, tình nguyện, quyên góp hay tham gia vào các chương trình tích hợp.

Bà Lekha George - Giám đốc Nhân sự và Cộng đồng, Cisco khu vực ASEAN và Hàn Quốc chia sẻ: “Chúng tôi rất tự hào khi Cisco Việt Nam được Great Place to Work chứng nhận là “Nơi làm việc tuyệt vời nhất”. Sự công nhận này là minh chứng cho những giá trị, nền văn hóa đa dạng, toàn diện đang phát triển mạnh và đúng hướng tại Cisco.

Chúng tôi cam kết xây dựng một môi trường toàn diện đặt con người lên ưu tiên hàng đầu, nơi nhân viên của chúng tôi luôn cảm thấy được lắng nghe, được hỗ trợ và được trao quyền để phát huy hết tiềm năng”.

Doãn Phong