Trong khuôn khổ hội thảo “EduTech: Xây dựng Đại học số trên nền tảng AWS", các chuyên gia công nghệ từ CMC Telecom cùng AWS và A.I-Soft đã chia sẻ góc nhìn mới về “bức tranh toàn cảnh” công nghệ giáo dục Việt Nam: từ việc thay đổi tư duy, cách nhìn, cách ứng dụng công nghệ để giải quyết thách thức mới. Qua đó, giúp các nhà quản lý giáo dục có những đánh giá, định hướng phát triển công nghệ giáo dục hiệu quả trong tương lai. 

 Hội thảo thu hút hơn 100 đại diện các trường đại học và tổ chức giáo dục tham gia

Theo chuyên gia CMC Telecom, để hình thành đại học số, thì việc đầu tiên là đưa toàn bộ bài giảng của giảng viên cùng mọi hoạt động của trường đại học lên môi trường số. Ngày nay, AI, điện toán đám mây, IOT… không chỉ là phương tiện mà còn là nền tảng “gốc rễ” để hình thành môi trường số này.

Khi mọi hoạt động đã được đưa lên môi trường số, sinh viên sẽ thuận lợi hơn khi làm các thủ tục nhập học, thủ tục ra trường tốt nghiệp… Bên cạnh đó, trong đại học số, mọi bài giảng đều được đưa lên hệ sinh thái số, để sinh viên có thể lựa chọn học mọi lúc mọi nơi. Nhờ đó, sinh viên sẽ có thể tập trung thời gian và nhiều năng lượng hơn để toàn tâm cho việc học tập.

 Mô hình triển khai đại học số trên AWS

Là “Advanced Tier Services Partner” của AWS, có đội ngũ chuyên gia Cloud sở hữu chứng chỉ AWS Professional, CMC Telecom hiện là đối tác chiến lược và là một trong những nhà cung cấp giải pháp AWS hàng đầu trên thị trường Việt Nam. 

Tại hội thảo online, để có cái nhìn trực quan hơn về lợi ích của việc chuyển đổi hạ tầng số, anh Cao Văn Tiến - chuyên gia tư vấn và kiến trúc đã chia sẻ “case study” thực tế của Đại học Thăng Long mà CMC Telecom đã hỗ trợ triển khai thành công trước đó.

 Chuyên gia CMC Telecom chia sẻ về “case” Đại học Thăng Long chuyển đổi số thành công với giải pháp của AWS

Theo đó, đội ngũ chuyên gia của CMC Telecom đã sử dụng tính năng “auto scaling” cho hệ thống “application” xử lý logic, qua đó nâng cao tính sẵn sàng, khả năng hỗ trợ lượng truy cập đồng thời hàng nghìn sinh viên mà vẫn đảm bảo trải nghiệm mượt mà, không bị gián đoạn. Hệ thống database sử dụng RDS với lịch “backup” đã được định sẵn ra Amazon S3, nhằm nâng cao tính ổn định và tránh mất mát dữ liệu trong trường hợp có sự cố xảy ra. 

Bên cạnh đó, “bài toán” về lưu trữ dữ liệu lớn của Đại học Thăng Long cũng được giải quyết tức thời bằng dịch vụ lưu trữ đám mây Elastic File System (EFS) của AWS. Việc “migrate” ứng dụng lên AWS đã giúp hệ thống Moodle của Đại học Thăng Long tiết kiệm đến 30% chi phí so với việc vận hành hệ thống cũ.

Truy cập https://aws.cmctelecom.vn để các chuyên gia của CMC Telecom hỗ trợ tư vấn và nhận ưu đãi. 

Thúy Ngà