Trước khi Internet of Things (IoT, Internet vạn vật) ra đời, Internet dường như chỉ thuộc về sản phẩm công nghệ cao như máy tính, laptop, điện thoại di động, máy tính bảng - là những thiết bị được cấu tạo chuyên biệt để sử dụng Internet. Không ai nghĩ rằng, nhiều vật dụng thông thường cũng có thể một ngày nào đó “cất tiếng nói” để cung cấp dữ liệu. Đó là bối cảnh để người ta sáng tạo ra phương thức kết nối vạn vật – Internet of things.

{keywords}

Từ “things” trong khái niệm không chỉ gói gọn trong những thiết bị công nghệ thông thường, mà mở rộng ra thành “everything”. Từ xe cộ, tivi, điều hòa nhiệt độ tới những vật tưởng vô tri như cây cối, thậm chí không gian (nhiệt độ, độ ẩm,…) và thậm chí cả con người, tất cả được kết nối vào mạng Internet và cung cấp thông tin hữu ích để phục vụ tốt hơn cho công việc và đời sống.

IoT là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con người được cung cấp một định danh của riêng mình và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính. IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet. Nói đơn giản là một tập hợp thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc nào đó.

{keywords}

Báo cáo mới nhất do Nokia phát hành đã nêu rõ rằng do tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm trong bảo mật, các thiết bị kết nối Internet ngày càng bị đe dọa bởi các cuộc tấn công. Báo cáo cho biết tỷ lệ lây nhiễm thiết bị IoT hiện tại đã đạt 33%, cao hơn mức 16% vào năm 2019.

Theo báo cáo, các thiết bị IoT bị ảnh hưởng nhiều nhất là những thiết bị có địa chỉ IP Internet phổ biến nhất. Do việc quét virus không thể nhìn thấy các thiết bị dễ bị tấn công (việc quét virus thường chỉ được tiến hành trên máy tính hoặc điện thoại), tỷ lệ lây nhiễm của thiết bị IoT sẽ ngày một gia tăng.

Bình luận về những phát hiện trong báo cáo, Bhaskar Gorti, Chủ tịch kiêm Giám đốc Kỹ thuật số của Nokia Software, cho biết: "Những thay đổi to lớn đang diễn ra trong hệ sinh thái 5G sẽ là thời điểm mà nhiều mạng 5G hơn được triển khai trên toàn cầu vào năm 2021, điều này cho phép các phần tử độc hại lợi dụng lỗ hổng trong thiết bị được kết nối để tấn công và gây nhiều hậu quả nếu không phát hiện kịp thời”.

Phong Vũ

88% tổ chức phải đi thuê dịch vụ quản lý bảo mật

88% tổ chức phải đi thuê dịch vụ quản lý bảo mật

Trong bối cảnh các cuộc tấn công xâm phạm an ninh mạng ngày càng nguy hiểm hơn trong mùa Covid-19, báo cáo mới đây của Micro Focus đã chỉ ra những xu hướng phòng chống mới.