Phiếu hồi đáp quốc tế (IRC) dùng trao đổi giữa các nước thành viên của Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) để lấy tem bưu chính hoặc các vật phẩm bưu chính đã thanh toán trước mức cước bưu chính tối thiểu đủ trả cho một bưu phẩm quốc tế không đảm bảo. Mẫu phiếu này sẽ thay đổi theo định kỳ Đại hội UPU và có giá trị trong nhiệm kỳ của Đại hội.

Hưởng ứng cuộc thi thiết kế Phiếu hồi đáp quốc tế do UPU phát động với chủ đề “Bảo vệ hệ sinh thái - Bảo vệ khí hậu”, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost) đã tổ chức cuộc thi thiết kế mẫu phiếu hồi đáp quốc tế tại Việt Nam.

Sau 2 tháng tổ chức, ngày 16/6/2020, Hội đồng chấm thi tại Việt Nam đã lựa chọn được các tác phẩm đạt giải cao nhất.

Theo công bố của Ban tổ chức, cuộc thi thiết kế Phiếu hồi đáp quốc tế không có giải Nhất. Hội đồng chấm thi đã lựa chọn 2 giải Nhì có số điểm cao nhất là các tác phẩm mang mã số 46235 của họa sĩ Nguyễn Hồng Giang (Khương Trung, Hà Nội) và mã số 09119 của họa sĩ Nguyễn Đức Lân (Hà Đông, Hà Nội). Tác phẩm mang mã số 21212 của họa sĩ Phạm Quang Diệu (Ban Tem bưu chính, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam) đạt giải Ba.

Theo đánh giá của Hội đồng chấm thi, các tác phẩm đạt giải đều bám sát chủ đề của cuộc thi là “Bảo vệ hệ sinh thái - Bảo vệ khí hậu”, đồng thời đảm bảo đúng quy cách, đặc điểm kỹ thuật do Ban tổ chức đặt ra. Các tác phẩm mang tính bao quát và biểu tượng gần gũi với cuộc sống; ý tưởng rõ ràng. Mỗi nét vẽ, hình khối, màu sắc là sự sáng tạo, phong cách thể hiện riêng với nhiều dấu ấn đậm nét khác nhau.

{keywords}
Tác phẩm mang mã số 46235 của họa sỹ Nguyễn Hồng Giang.

Trong đó, tác phẩm mang mã số 46235 của họa sĩ Nguyễn Hồng Giang đã thể hiện rõ nét ý tưởng: Trái Đất đang đứng trước nguy cơ bị tàn phá, mỗi người trong chúng ta cần có những hành động thiết thực để góp phần làm xanh, sạch, đẹp môi trường. Nhiều vật nhỏ bé bỏ đi, tưởng như vô dụng và làm môi trường ô nhiễm nhưng cũng có thể trở nên hữu ích khi ta biến nó thành nơi những mầm xanh vươn lên.

{keywords}
Tác phẩm mã số 09119 của họa sĩ Nguyễn Đức Lân.

Tác phẩm mã số 09119 của họa sĩ Nguyễn Đức Lân (Hà Đông, Hà Nội) lại gây ấn tượng mạnh bởi ý tưởng về tình trạng biến đổi khí hậu với hiện tượng sa mạc hóa, hạn hán, sông ngòi khô cạn hoặc bị biển xâm thực và ngập mặn.Tác giả dùng hình tượng con mắt với những giọt nước rơi xuống phản chiếu qua ánh mắt để biểu đạt ý tưởng của mình.

Với ngôn ngữ cơ bản của đồ họa là chấm và nét kết hợp với màu nước, tác giả đã diễn tả tình trạng sa mạc hóa với những đụn cát đang xâm lấn dần đất canh tác, dùng biến độ nét để diễn tả ruộng đồng nứt nẻ, các cơn sóng lớn xâm thực đất liền. Tuy vậy, những hi vọng mầm sống vẫn vượt khó khăn để vươn lên cũng như niềm tin được phản chiếu qua đôi mắt trong veo của trẻ thơ.

{keywords}
Tác phẩm mang mã số 21212 của họa sĩ Phạm Quang Diệu.

Lấy ý tưởng từ những hạt mầm nhỏ bé, tuy yếu ớt nhưng lại có sức sống bền bỉ, tác phẩm mang mã số 21212 của họa sĩ Phạm Quang Diệu đã khẳng định chỉ cần môi trường sống bình thường mầm cây tự vươn lên. Tác phẩm cũng nhắc nhở tất cả mọi người cùng sống, cùng giữ gìn để hệ sinh thái con người là một thể thống nhất.

Đại diện Ban tổ chức cho biết, một trong các tác phẩm đạt giải lần này sẽ được Bộ TT&TT lựa chọn để dự thi quốc tế tại Đại hội UPU lần thứ 27 nhiệm kỳ 2021 - 2024 trong thời gian tới. Mẫu đạt giải Nhất của cuộc thi quốc tế sẽ được sử dụng trong suốt nhiệm kỳ của Đại hội UPU 27 (2021 - 2024).

Trước đó, tại Đại hội Liên minh Bưu chính thế giới lần thứ 26 tổ chức ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kì), Phiếu hồi đáp quốc tế của Việt Nam đã xuất sắc giành giải Nhất của cuộc thi quốc tế. Mẫu phiếu này đã được dùng trong suốt nhiệm kỳ của Đại hội UPU 26 (2017 - 2020).

M.T

UPU: Vietnam Post đã thể hiện sự nhanh nhạy trong đại dịch -19

UPU: Vietnam Post đã thể hiện sự nhanh nhạy trong đại dịch -19

Ngày 14/04, trên trang web chính thức của mình, UPU đã có bài viết nhận định, trong dịch Covid-19, Vietnam Post đã trở thành hiện tượng khi tìm cách hợp tác với các hãng hàng không và vận tải tư nhân để xây dựng các tuyến và chuỗi cung ứng mới cho vận chuyển thư tín.