Bất chấp quan ngại, công nghệ 5G đang tiến về phía trước

Là một bước tiến so với 4G, 5G được biết đến như một công nghệ mang tính đột phá. Mặc dù vậy, các mô hình triển khai của 5G trong thực tại vay mượn khá nhiều từ cơ sở hạ tầng hiện hữu của 4G. 

Thực tế cho thấy, công nghệ 5G vẫn còn sơ khai và việc phổ cập 5G có thể sẽ cần thêm vài năm nữa do quá trình chuyển đổi diễn ra chậm hơn so với dự kiến. Ngay cả những thiết bị 5G mới và tối tân nhất cũng sẽ phải vận hành một thời gian dài trên mạng lưới 4G, trước khi hạ tầng 5G thực sự sẵn sàng. 

Tuy vậy, có thể nói rằng công nghệ 5G đã bắt đầu hành trình của mình. Những quan ngại về khả năng ứng dụng sớm công nghệ này cũng chẳng thể làm lu mờ bản chất đột phá của nó. 

Công nghệ 5G là nền tảng cho cuộc 4.0, với những trụ cột gồm công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) và những nhà máy thông minh của tương lai,...

{keywords}
Mạng 5G mang tới tốc độ nhanh, băng thông lớn và độ trễ cực thấp. 

Mạng 5G là một hệ sinh thái thân thiện hơn so với 4G. Không dừng lại ở tốc độ truyền dữ liệu cực nhanh, công nghệ 5G còn cho phép lưu lượng truyền tải cao hơn với tốc độ nhanh hơn. 

Với độ trễ thấp chỉ vài mili giây và khả năng phân chia mạng, 5G có thể kết nối lượng thiết bị lớn gấp 100 lần trên một đơn vị diện tích so với công nghệ hiện nay, nhưng ít giật lag hơn nhiều. Sự cải thiện này sẽ đẩy nhanh việc ứng dụng cũng như hiệu suất hoạt động của các thiết bị IoT, hỗ trợ nhiều hơn các thiết bị được kết nối. 

Những điều trên sẽ giúp tạo ra một hệ sinh thái 5G gắn kết, từ đó đem đến một trong những lợi ích lớn nhất của 5G, đó là giúp đưa ra quyết định trong thời gian thực.

5G sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta như thế nào?

Theo ông Kaihaein Lee - TGĐ Jabil Việt Nam, 5G có tiềm năng lớn trong việc thay đổi “cuộc chơi” và mang tới người dùng những cuộc cách mạng về sự tiến bộ.

Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, triển khai 5G sẽ giúp kích hoạt nhiều ứng dụng vốn bị giới hạn do điều kiện băng thông. Những thử nghiệm đầu tiên trong lĩnh vực y tế số hiện tập trung vào việc chăm sóc sức khỏe bệnh nhân bên ngoài bệnh viện. Những mô hình mới cũng sẽ được áp dụng để thiết lập mối quan hệ giữa bác sĩ và người bệnh.

Nhiều thiết bị y tế hiện nay có khả năng theo dõi các tín hiệu sống (nhiệt độ, mạch, huyết áp, nhịp thở) thông qua công nghệ Bluetooth. Với 5G, sẽ xuất hiện những thiết bị di động giúp đo lường, theo dõi tất cả các chỉ số về nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim,... cùng một lúc và cập nhật lên đám mây theo thời gian thực. 

Độ trễ thấp cùng băng thông lớn của 5G sẽ giúp giải bài toán cập nhật thông tin y tế theo thời gian thực một cách dễ dàng. Người dùng vì thế cũng có thể được hỗ trợ bởi các dịch vụ ứng cứu khẩn cấp khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe.

{keywords}
5G sẽ có tác động mạnh đến việc theo dõi và cập nhật thông tin về tình hình sức khỏe theo thời gian thực. 

Trên phương diện thể thao, để đảm bảo an toàn, các cảm biến hỗ trợ 5G có thể được đặt trong các dụng cụ bảo vệ vùng miệng và các thiết bị khác nhằm theo dõi sức khỏe của các vận động viên trong suốt quá trình thi đấu. 

Đối với các ứng dụng này, mạng di động và công nghệ LTE đã chứng minh được vai trò của mình trong việc đáp ứng yêu cầu phân tích dữ liệu ở cấp độ đơn giản. Tuy vậy, hiệu quả xử lý và phân tích sẽ còn cải thiện nhiều hơn với việc ứng dụng AI nhờ băng thông tốc độ cao, độ trễ siêu thấp và kết nối đường truyền ổn định của 5G.

Khả năng dự đoán của AI cũng sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ điều trị dựa trên triệu chứng sang một phương pháp chăm sóc y tế có tính phòng ngừa và chủ động hơn.

Nhìn chung, 5G đã sẵn sàng để thúc đẩy những bước tiến to lớn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, cho phép phát hiện nhanh, can thiệp sớm đối với các bệnh nhân được theo dõi trong thời gian thực, đồng thời truyền phát trực tiếp (stream) các dữ liệu sức khỏe 24/7. 

{keywords}
Các thông tin về vận động viên trong quá trình thi đấu cũng có thể được cập nhật liên tục để hỗ trợ việc ra quyết định thông qua kết nối 5G. 

Trong cuộc sống thường nhật, ở quy mô gia đình, WiFi hiện được xem như xương sống của công nghệ nhà thông minh. Thế nhưng 5G hoàn toàn có thể cạnh tranh với WiFi 6 và các công nghệ khác để quản lý hàng chục thiết bị trên một mạng không dây duy nhất. Tuy vậy, sự hợp tác thay vì cạnh tranh giữa WiFi 6 và 5G sẽ mở ra kỷ nguyên tự động hóa trong mỗi hộ gia đình.

Ở một tương lai không xa, gần như mọi vật dụng, từ đồng hồ, đèn chiếu sáng, cửa sổ và các thiết bị gia dụng sẽ sớm trở thành những thiết bị được kết nối. Việc tự động hóa những vật dụng này không chỉ đem đến sự tiện lợi, nó còn đại diện cho sự chuyển đổi mô hình hoạt động trong mỗi căn nhà và thúc đẩy nhu cầu băng thông cục bộ.

{keywords}
Công nghệ 5G sẽ thúc đẩy sự hình thành các nhà máy thông minh với hàng nghìn thiết bị IoT được kết nối và cập nhật liên tục. 

Với những sản phẩm tiêu dùng như chất tẩy rửa, thức ăn cho vật nuôi và sữa bột trẻ em, nhà sản xuất có thể triển khai loại bao bì kết nối với công nghệ cảm biến giúp theo dõi tình trạng sử dụng và tự khởi tạo yêu cầu bổ sung. 

Dữ liệu thu thập được gửi tới nhà cung cấp thông qua 5G, hàng hóa sau đó sẽ được chuyển tới tận cửa. Đây là cách mà công nghệ 5G có thể mang tới một chuỗi cung ứng giản đơn cho mỗi ngôi nhà. 

Ở cấp độ nhà máy thông minh, các trang thiết bị ứng dụng AI sẽ vươn xa hơn từ cấp độ dự đoán bảo trì tiến tới việc mô hình hóa từ sớm các điểm quyết định trong sản xuất. Sự thay đổi này nhằm để đạt tới hiệu suất tối đa với mức gián đoạn tối thiểu trên dây chuyền. 

Thách thức của quá trình này là phải cung cấp dữ liệu từ hàng nghìn cảm biến cho AI theo thời gian thực, với độ trễ gần như bằng 0 để phục vụ việc ra quyết định. Đây cũng là lúc mà công nghệ 5G phát huy mạnh mẽ vai trò của mình. 

Trọng Đạt

Ấn Độ không cho phép Huawei và ZTE tham gia thử nghiệm công nghệ 5G

Ấn Độ không cho phép Huawei và ZTE tham gia thử nghiệm công nghệ 5G

Mới đây, Bộ Viễn thông Ấn Độ (DoT) đã đồng ý cho phép các nhà khai thác di động như Reliance Jio, Bharti Airtel, Vodafone Idea và MTNL tiến hành thử nghiệm công nghệ 5G.

Xiaomi tung loạt smartphone 5G giá hấp dẫn tại Việt Nam

Xiaomi tung loạt smartphone 5G giá hấp dẫn tại Việt Nam

Xiaomi, hãng điện thoại đứng thứ 3 thế giới với doanh số quý I 2021 đạt 49 triệu smartphone trên toàn cầu, vừa tung ra loạt smartphone 5G cao cấp được “bình dân hóa” với mức giá vô cùng hấp dẫn.

Thụy Điển giữ nguyên lệnh cấm Huawei

Thụy Điển giữ nguyên lệnh cấm Huawei

Ngày 22/6, Tòa án Thụy Điển đã ra phán quyết duy trì lệnh cấm Huawei bán thiết bị 5G tại nước này, làm tan biến hy vọng của công ty Trung Quốc về việc trở lại châu Âu.

Nhà mạng hàng đầu Áo xem xét sử dụng thiết bị 5G của Huawei và ZTE

Nhà mạng hàng đầu Áo xem xét sử dụng thiết bị 5G của Huawei và ZTE

Mới đây, giám đốc điều hành Tập đoàn viễn thông Telekom Austria của Áo cho biết, họ sẵn sàng xem xét sử dụng thiết bị của các nhà cung cấp Trung Quốc như Huawei và ZTE cho các mạng 5G sắp tới ở một số quốc gia.

Smartphone 5G sẽ vượt qua 4G vào năm tới

Smartphone 5G sẽ vượt qua 4G vào năm tới

Theo nghiên cứu vừa được công bố bởi công ty phân tích thị trường Canalys, các smartphone tích hợp modem 5G sẽ chính thức vượt qua 4G vào năm 2022.