Vừa qua, Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến về Đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 có xét đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII), để chuẩn bị báo cáo Thủ tướng vào tháng 10/2020.

Theo trang tietkiemnangluong.vn của EVN đưa tin, Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, trong chương trình phát triển nguồn điện giai đoạn tới năm 2030, dự kiến tổng công suất nguồn điện sẽ tăng thêm khoảng gần 80.000MW so với năm 2020.

Trong đó, các nguồn điện lớn như các nhà máy nhiệt điện than, khí và hóa lỏng dự kiến sẽ tăng thêm khoảng trên 30.000MW; các nhà máy điện gió trên đất liền, ngoài khơi và điện mặt trời dự kiến cũng tăng thêm khoảng gần 30.000MW.

{keywords}
 Ảnh minh họa - Nguồn: tietkiemnangluong.vn.

Trong ý kiến đóng góp của mình, ông Nguyễn Mạnh Hiến, nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương), hiện là chuyên gia của Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam, lo ngại về việc năm 2030 có 28% nhiệt điện than, trong khi năng lượng tái tạo dự kiến chiếm 30%.

Khi năng lượng tái tạo vượt quá điện than, cần lưu ý chuyện tích năng, tích điện. Theo ông Hiến, cứ 1MW điện gió, điện mặt trời cần 0,5MW số tích điện (để dự phòng). Điều này sẽ nâng giá thành năng lượng tái tạo lên rất lớn, khi đó giá điện sẽ đắt.

Bà Lê Thị Thu Hà, Phòng Phát triển hệ thống điện của Viện Năng lượng - đơn vị tư vấn lập Quy hoạch điện VIII, nhận định vốn đầu tư giai đoạn 2021 - 2030 cần tới 133,3 tỷ USD cho ngành điện, trong đó phần dành cho nguồn cần tới 96 tỉ USD, phần cho lưới điện cần gần 37,3 tỉ USD.

Như vậy, mỗi năm ngành điện cần 13,3 tỉ USD cho vốn đầu tư nguồn và lưới điện. Cùng với đó, chi phí biên dài hạn của điện năng sẽ tăng từ hơn 7 cent/kWh như hiện nay lên 9,2 cent vào năm 2030, và lên 9,6 cent vào năm 2045.

Trước đó, Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu Á - Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (UNESCAP), chủ trì tổ chức Hội thảo Khởi động xây dựng Lộ trình quốc gia để thực hiện Mục tiêu Phát triển bền vững số 7 (SDG7 - về năng lượng mới).

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Việt Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) chia sẻ, dự kiến đến năm 2030 cả nước sẽ cần 129.000MW công suất điện. Do đó, Việt Nam cần tăng lượng điện năng cung cấp lên trên 7.000MW mỗi năm.

H.A.H

Văn bản hướng dẫn điện mặt trời của Bộ Công thương có gì đáng lưu ý?

Văn bản hướng dẫn điện mặt trời của Bộ Công thương có gì đáng lưu ý?

Công văn hướng dẫn Điện mặt trời mái nhà vừa được Bộ Công thương ban hành ngày 22/9, đưa ra một số lưu ý khi đầu tư vào nguồn điện này.