Theo số liệu năm 2019 công bố bởi NHNN, cả nước có khoảng 5 triệu tài khoản ví điện tử đang hoạt động với giá trị giao dịch khá nhỏ - bình quân khoảng 200.000 đồng/giao dịch. Đến quý 2/2020, con số này đã tăng trưởng vượt bậc, với hơn 20 triệu người dùng ứng dụng Momo và 100 triệu người dùng Zalo có thể tiếp cận với các phương thức thanh toán trên Zalo Pay. 

{keywords}

Dữ liệu nghiên cứu gần đây của Cimigo cho thấy, MoMo, Moca và ZaloPay là 3 ví được sử dụng phổ biến nhất, chiếm đến 90% thị phần người dùng ví điện tử. Cũng theo khảo sát này, người dùng Moca hiện có tần suất sử dụng ví thường xuyên nhất. Trung bình mỗi ngày, người dùng Moca thực hiện 2,2 giao dịch, cao hơn người dùng MoMo với 2,0 giao dịch và người dùng ZaloPay với 1,6 giao dịch.

Trong khi cả 3 ví điện tử kể trên định hướng vào người dùng cuối, Payoo - sản phẩm của Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến Cộng Đồng Việt (VietUnion) - lại nhắm vào khối doanh nghiệp.Tính đến đầu năm 2019, Payoo liên kết với hơn 10.000 điểm thanh toán trên toàn quốc, thanh toán trên 350 loại hóa đơn dịch vụ. Với lượng người dùng lớn và thường xuyên, tổng giá trị giao dịch qua Payoo đạt khoảng 3 tỷ USD/năm.

Người dùng có nhiều lựa chọn, chắc chắn sẽ cạnh tranh giữa các nền tảng thanh toán

Do sự đa phân bổ của người dùng trong thời đại Internet, người sử dụng có thể tải xuống các ứng dụng khác nhau theo ý muốn. Khi thanh toán, họ có thể sử dụng nhiều ngân hàng và ví điện tử khác nhau. Khi mức độ gắn bó của người dùng thấp, mức độ trung thành với thương hiệu thấp, mọi công ty phải cố gắng tìm kiếm và duy trì người dùng. 

Đồng thời, chỉ cần tìm đúng người dùng là có thể phát triển nhanh chóng, ví dụ dễ thấy nhất là Moca. Ví điện tử này đã có thêm hơn 200.000 điểm chấp nhận thanh toán là các đối tác tài xế của Grab. Số lượng người dùng tăng lên khoảng 1 triệu người và khoảng 5 triệu người dùng các giải pháp thanh toán di động Moca nói chung, đa số đều thông qua quan hệ đối tác với Grab.

Chính cơ chế vận hành của Moca đã mang lại những lợi thế nhất định cho ví điện tử này. Theo khảo sát, 95% khách hàng sử dụng Moca nói rằng họ vẫn tiếp tục sử dụng ví này cho dù không có khuyến mãi. Tỷ lệ này của MoMo là 89% và ZaloPay là 84%. Thực tế này đặt ra bài toán để các nền tảng phải tìm ra lời giải phù hợp về các chính sách cạnh tranh, nhằm thu hút người dùng mới cũng như giữ chân người dùng cũ .

{keywords}

Cốt lõi của cạnh tranh kinh tế Internet là cạnh tranh với người dùng làm trọng tâm

Sự phát triển của Internet đã thiết lập một mô hình kinh doanh tập hợp người dùng và cung cấp dịch vụ. Chỉ bằng cách thu hút đủ người dùng để cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho người dùng thì mới có thể đạt được thành công về mặt thương mại.

Mặc dù các tổ chức thanh toán của bên thứ ba hiện không có người dùng trực tiếp (qua hình thức phát hành thẻ), như các công ty Internet, họ có cơ chế hoạt động linh hoạt và rất giỏi trong việc nắm bắt cơ hội.

Mô hình kinh doanh của họ là cung cấp các kịch bản cụ thể để mang người dùng lại với nhau, đồng thời cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ tương ứng một cách hiệu quả và chất lượng cao. Mô hình này phù hợp với quy luật của nền kinh tế Internet nên đã đạt được những thành công nhất định.

Cần có chính sách phù hợp để thúc đẩy phương thức thanh toán trực tuyến nhưng phải đảm bảo yếu tố cạnh tranh công bằng

Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nêu: Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế; tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và bảo vệ tài nguyên, môi trường; phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội. 

Theo đó, đối với trường thanh toán cụ thể, một số ý kiến được ghi nhận cho rằng nên có thêm những chính sách ưu đãi và hoàn thiện các quy định liên quan đến chống độc quyền thương mại. 

Trong những năm gần đây, Mỹ, Nhật Bản và Liên minh Châu Âu đều nhắm đến cơ hội phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số và triển khai cạnh tranh nền kinh tế kỹ thuật số trên toàn cầu.

Mặt khác, tài chính phục vụ nền kinh tế thực, và đổi mới tài chính vẫn còn rất nhiều tiềm năng, nhiều không gian để khai thác. Khuyến khích các thực thể thị trường khác nhau tích cực phát huy sức sống đổi mới của mình, nhằm hoạch định sự phát triển của ngành thanh toán với tầm nhìn quốc tế là điều cần thiết. 

Thúc đẩy sự phát triển thông qua đổi mới, đây là điều mà chúng ta hiện đang phải đối mặt với áp lực đi xuống rất lớn đối với nền kinh tế trong nước và quốc tế, khi hiện thực hóa chiến lược phát triển theo định hướng đổi mới thông qua cạnh tranh.

Tất nhiên, rủi ro và thách thức càng gia tăng thì càng phải dựa vào chính sách cạnh tranh và các lực lượng thị trường thay vì dựa vào các chỉ dẫn hành chính. 

Điệp Lưu

Thanh toán không tiền mặt tăng mạnh nhờ quyết tâm của Chính phủ

Thanh toán không tiền mặt tăng mạnh nhờ quyết tâm của Chính phủ

Các chính sách quyết liệt của chính phủ, kết hợp với sự nở rộ của hệ thống thanh toán đã thúc đẩy mạnh mẽ thanh toán không dùng tiền mặt.