{keywords}
Đại diện EVN tại Hội thảo “Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế số”. Ảnh: EVN

Đây là chia sẻ của đại diện EVN tại Hội thảo khoa học quốc gia “Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế số”, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức đầu tháng 12. Năm 2019, EVN thực hiện vượt mức chỉ tiêu về số khách hàng thanh toán tiền điện theo hình thức không dùng tiền mặt được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 02/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021.

Tính đến nay, các Tổng công ty Điện lực thuộc EVN đã hợp tác với trên 30 ngân hàng, 10 tổ chức trung gian thanh toán và gần 10.000 tổ chức, cá nhân Dịch vụ bán lẻ điện năng (DVBLĐN) để thực hiện việc thu tiền điện trong điều kiện thường xuyên đảm bảo tỷ lệ thu ở mức cao trên 99,7% hàng năm.

Số thu tiền điện của tập đoàn năm 2019 tương đương 1/4 tổng thu ngân sách nhà nước trong khi gần như không còn thu ngân viên điện lực. Các ngân hàng, các tổ chức trung gian thanh toán góp phần thu tiền điện của bình quân trên 20,36 triệu khách hàng, chiếm tỷ lệ 74,44% về số hóa đơn và 93,68% về số tiền, các tổ chức, cá nhân DVBLĐN thu bình quân gần 5,85 triệu khách hàng, chiếm tỷ lệ 21,38% về hóa đơn và 4,46% về số tiền.

EVN đã đẩy mạnh việc triển khai thanh toán tiền điện qua các ngân hàng, các tổ chức trung gian thanh toán thông qua hàng loạt các giải pháp đồng bộ. Cụ thể, thực hiện mở rộng kết nối, hợp tác thu tiền điện với tất cả các ngân hàng, các tổ chức trung gian thanh toán được Ngân hàng Nhà nước cấp phép. Triển khai cung cấp các dịch vụ điện trực tuyến cấp độ 4 và qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Nâng cấp các hệ thống công nghệ thông tin trong công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng theo hướng số hóa toàn bộ các nghiệp vụ kể cả công tác khảo sát ngoài hiện trường.

Bên cạnh đó, EVN cũng tuyên truyền, vận động khách hàng chuyển đổi hình thức thanh toán từ hình thức thu tại nhà sang thu tiền tại điểm thu và thanh toán qua Ngân hàng, ví điện tử, các Cổng thanh toán. Tập đoàn thiết lập hệ thống chăm sóc khách hàng đa kênh để hỗ trợ khách hàng theo nguyên tắc 3 dễ: dễ tiếp cận, dễ tham gia, dễ giám sát. Cuối cùng, giao chỉ tiêu cụ thể từng năm cho các các đơn vị, bộ phận trong việc vận động khách hàng thanh toán không sử dụng tiền mặt.

Hải Lam

Sẽ mở rộng thanh toán không tiền mặt chi trả chính sách an sinh xã hội

Sẽ mở rộng thanh toán không tiền mặt chi trả chính sách an sinh xã hội

Bộ LĐTB&XH dự kiến việc thanh toán không dùng tiền mặt trong chi trả chính sách an sinh xã hội sẽ được mở rộng tại Hà Nội, Huế, TP.HCM. Hiện việc này đang được triển khai thí điểm ở Cao Bằng và 1 huyện của Quảng Ninh.