{keywords}
Quy chế mới được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành quy định về cách thức quản lý và sử dụng chữ ký số, chứng thư số chuyên dùng Chính phủ trong các cơ quan nhà nước của tỉnh (Ảnh minh họa: baobariavungtau.com.vn)

Quy chế quản lý và sử dụng chữ ký số, chứng thư số chuyên dùng Chính phủ trong cơ quan nhà nước tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã được UBND tỉnh này ban hành mới đây.

Gồm 4 Chương với 15 Điều, quy chế mới này thay thế cho văn bản hướng dẫn quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số tại các cơ quan nhà nước của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã được áp dụng từ tháng 12/2013 đến nay. Quy chế này không quy định việc sử dụng chữ ký số, chứng thư số cho văn bản điện tử, các thông điệp điện tử chứa thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước.

Theo Quy chế, Giám đốc Sở TT&TT Bà Rịa - Vũng Tàu thừa ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện trách nhiệm của người quản lý thuê bao chữ ký số, chứng thứ số được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cấp cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức nhà nước trong tỉnh.

Quy chế quy định rõ các nguyên tắc quản lý và sử dụng chữ ký số, chứng thư số chuyên dùng Chính phủ trong tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Cụ thể, việc quản lý, sử dụng phải đảm bảo theo đúng quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8 và 9 Nghị định 130/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

Việc quản lý chữ ký số, chứng thư số chuyên dùng Chính phủ trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn phải đảm bảo các nguyên tắc khác như: thiết bị lưu khóa bí mật của cá nhân, cơ quan, tổ chức phải được bàn giao cho đúng đối tượng quản lý, sử dụng; quản lý thiết bị lưu khóa bí mật theo chế độ quản lý bí mật nhà nước ở cấp độ “Mật”.

Sử dụng chữ ký số, chứng thư số chuyên dùng Chính phủ cung cấp trong các loại hình giao dịch điện tử của các cơ quan nhà nước trong tỉnh theo quy định tại Điều 57 Nghị định 130/2018.

Sử dụng chữ ký số, chứng thư số chuyên dùng Chính phủ cung cấp trong giao dịch điện tử tại các hệ thống thông tin của các cơ quan Thuế, Bảo hiểm Xã hội, Kho bạc Nhà nước và các giao dịch điện tử khác phải thực hiện theo Luật Giao dịch điện tử và các quy chế, quy định, hướng dẫn chuyên ngành về sử dụng chữ ký số, chứng thư số trong giao dịch điện tử của các hệ thống thông tin đó.

Bên cạnh đó, việc triển khai sử dụng chữ ký số còn phải đảm bảo phù hợp với thực tiễn, không làm ngưng trệ công tác văn thư, lưu trữ, hành chính khi áp dụng chữ ký số trên địa bàn tỉnh.

Theo Quy chế, 7 nhóm hành vi bị nghiêm cấm bao gồm: Cản trở các cá nhân, cơ quan, tổ chức sử dụng chữ ký số, chứng thư số; Cản trở, thay đổi, làm sai lệch hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền, gửi, nhận văn bản điện tử đã ký số; Tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm làm rối loạn, thay đổi, phá hoại hệ thống điều hành hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hạ tầng công nghệ về giao dịch điện tử; trộm cắp, gian lận, làm giả, mạo nhận, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép chữ ký số và thiết bị lưu khóa bí mật của tổ chức, cá nhân…

Ngoài ra, Quy chế mới cũng hướng dẫn cụ thể về thủ tục đăng ký cấp mới, gia hạn, thay đổi nội dung thông tin, thu hồi chứng thư số, thu hồi thiết bị lưu khóa bí mật, khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật; Sử dụng chữ ký số, chứng thư số chuyên dùng Chính phủ trong phần mềm quản lý văn bản và điều hành tại các cơ quan nhà nước tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

M.T

Chữ ký số: Bước khởi đầu cần thiết cho các cơ quan, doanh nghiệp chuyển đổi số

Chữ ký số: Bước khởi đầu cần thiết cho các cơ quan, doanh nghiệp chuyển đổi số

Trên cơ sở phân tích những lợi ích của chữ ký số, đại diện NEAC kiến nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bước đầu chuyển đổi số bằng cách áp dụng chữ ký số trong quy trình nghiệp vụ, cung cấp dịch vụ điện tử cho khách hàng.