{keywords}
Ông Christanto Suryadarma, Phó Chủ tịch phụ trách Kinh doanh khu vực Đông Nam Á (SEA), Zebra Technologies Châu Á Thái Bình Dương.

Xu hướng chuyển dịch sang các nền tảng công nghệ và hệ sinh thái thông tin mở đang ngày càng trở nên rõ ràng nhằm giúp xóa bỏ các mô hình “silo” kín và cho phép mọi người thấy được những gì đang diễn ra trên đường bộ, đường hàng không, tại các cảng biển và chặng cuối cùng của chuỗi cung ứng theo thời gian thực.

Để tránh đứt gãy chuỗi cung ứng và giảm tắc nghẽn như đã từng xảy ra trong năm 2021, chúng ta cần thấy được những gì mắt thường không nhìn thấy và ra quyết định nhanh hơn bất cứ cá nhân nào tự ra quyết định. Chính vì thế, chúng ta thấy sự gia tăng đầu tư đang được đổ vào các giải pháp phần cứng và phần mềm để cho phép các tổ chức mở rộng năng lực bao quát của mình vượt ra khỏi 4 bức tường, tự động phân tích những gì đang diễn ra, tìm hiểu lý do và khuyến nghị các bên liên quan về những hành động ứng phó.

Các giải pháp này bao gồm các hệ thống thị giác máy hiện đại, các hệ thống quản lý kho bãi vận hành trên đám mây (WMS), các nền tảng như SaaS(Software-as-a-Service - mô hình phần mềm cung cấp dưới dạng dịch vụ) có khả năng hợp nhất dữ liệu để phối hợp quy trình, và cả các nền tảng robot lẫn vận chuyển mà có thể tự động hóa việc phân tích tình huống, ra quyết định và thực thi nhiệm vụ.

Zebra nỗ lực bù đắp các thiếu hụt và xóa bỏ hoàn toàn các mô hình “silo” dữ liệu, chức năng, và tổ chức kín, riêng lẻ để các cộng đồng, ngành nghề và các nền kinh tế có thể mạnh mẽ hơn trong tương lai. Chẳng hạn trong nhiều lĩnh vực, RAIN RFID không còn được xem là công nghệ tiên tiến mà đã trở thành một trong những công nghệ vận hành nền tảng, khi một số ý kiến cho rằng công nghệ RFID sẽ là công nghệ tạo chuyển đổi cho ngành bán lẻ và cuối cùng sẽ thay đổi toàn bộ chuỗi cung ứng như công nghệ mã vạch đã làm 50 năm trước.

Ngay trong quá trình di chuyển, người công nhân cần có khả năng nhanh chóng kết hợp dữ liệu về trình trạng của nguyên vật liệu thô, sản phẩm hoàn thiện, hàng tồn kho, đơn hàng đang giao và các thiết bị. Ngoài ra, khi đang phân tích dữ liệu, họ còn cần có khả năng nhanh chóng trích xuất dữ liệu thành thông tin hỗ trợ hành động để đạt được kết quả lý tưởng. Công nghệ RFID đơn giản hóa quá trình tự động thu thập dữ liệu, thực hiện luồng quy trình công việc và ra quyết định trên quy mô vượt trội hơn hẳn hầu hết các công nghệ khác, biến công nghệ này thành giải pháp xử lý nhiều vấn đề hiện nay của thương mại toàn cầu. Đó chính là lý do khiến chúng ta cần tập trung hơn nữa vào công nghệ RFID trong năm nay.

Giá trị của công nghệ RFID nằm ở dữ liệu và cam kết của Zebra với các tiêu chuẩn dữ liệu

Khi công nghệ RFID tăng trưởng, số lượng nhãn cũng sẽ tăng theo. Hơn 25 tỷ nhãn (tag) đã được triển khai vào năm 2021, và trong vài năm tới, chúng ta sẽ thấy hàng trăm tỷ nhãn sẽ được sử dụng cho hàng hóa và thiết bị. Như đã nói trên, RFID là công nghệ phát triển song song với mã vạch, hiện đang được sử dụng trên từng mặt hàng, bưu kiện hay pa-lét dưới một hình thức nhất định.

Tuy nhiên, thành công của RFID và thành công của các doanh nghiệp trong việc lấy lại quyền kiểm soát hoạt động vận hành và chuỗi cung ứng cũng bị đe dọa nếu như không áp dụng các tiêu chuẩn dữ liệu.

Khi không có hệ thống đánh số nhãn và cấu trúc mã hóa tiêu chuẩn, các phương án sử dụng của công nghệ RFID có thể gây xuyên nhiễu lên nhau, tạo ra xung đột trong các ứng dụng theo dõi và theo vết và gây nhầm lẫn về sự chính xác của các bộ dữ liệu. Nếu người giao hàng sử dụng công nghệ RFID để theo dõi các gói hàng nhưng bên trong các gói hàng lại là những đôi giày thể thao cũng được gắn nhãn RFID khác, làm thế nào để đầu đọc RFID có thể phân biệt được cần chiết xuất bộ dữ liệu nào để báo cáo lên hệ thống? Hay liệu đầu đọc này cần báo cáo tất cả dữ liệu nhưng cho các hệ thống khác nhau? Tương tự như mã vạch, chính việc tuân thủ tiêu chuẩn dữ liệu sẽ cho phép đầu đọc RFID nhanh chóng lọc được các nhãn phù hợp tại từng thời điểm và đưa đúng thông tin tới đúng hệ thống phục vụ theo dõi và truy vết theo thời gian thực.

{keywords}
Giải pháp Zebra ứng dụng công nghệ RFID trong quản lý kho hàng

Mặc dù vậy, lựa chọn sử dụng tiêu chuẩn dữ liệu nào không thực sự quan trọng. Tiêu chuẩn có thể là GS1, ISO, IATA (dành cho nhãn túi hàng không), VDA (dành cho xe hơi Đức), thậm chí hệ thống đánh số theo chuẩn ISO do Liên minh RAIN RFID chuẩn bị ra mắt. Điều chính yếu là hãy lựa chọn một tiêu chuẩn để sử dụng trong toàn bộ hoạt động của bạn và lý tưởng nhất là xuyên suốt toàn bộ chuỗi cung ứng của bạn.

Hãy lưu ý, kho hay trung tâm phân phối không phải điểm kết thúc của chuỗi cung ứng. Bệnh viện, nhà hàng, bán lẻ và các tài sản an toàn công cộng cũng cần được xem xét là dạng hàng hóa tồn kho, chuyên chở và di chuyển thiết bị ra vào các cơ sở. Nếu các đơn vị ở chặng cuối gặp khó khăn khi lấy dữ liệu được quy định bởi các tiêu chuẩn mã hóa khác nhau, họ có thể sẽ nản chí và bỏ cuộc.

Lý do khiến công nghệ mã vạch thành công là dữ liệu được tiêu chuẩn hóa. Chúng ta đã tìm ra phương pháp để nhanh chóng xác định, định vị và xác thực các hạng mục một cách đáng tin cậy và dễ dàng. Giờ đây chúng ta lại hướng tới việc tái lập lịch sử nhưng với một nền tảng công nghệ có khả năng đẩy nhanh quá trình thu thập dữ liệu và nâng quá trình tự động hóa theo dõi và truy vết lên một tầm cao mới, có thể không cần tới sự can thiệp của con người. Chúng ta cần hợp tác để hệ thống hóa dữ liệu theo hướng có thể mang lại lợi ích trung và dài hạn cho toàn nhân loại.

Hãy bắt đầu từ việc tìm hiểu phương pháp mà máy in và nhãn đã thiết lập nền tảng - vai trò của các thiết bị này trong việc tạo ra các nhãn chứa dữ liệu chính xác, đáng tin cậy và có thể đọc được. Từ đó chúng ta có thể xác định phương pháp gắn nhãn có khả năng mở rộng tốt nhất ở các cấp độ mặt hàng, gói hàng và pa-lét tại cơ sở sản xuất sao cho tất cả các bên liên quan phía hạ nguồn đều có thể được hưởng lợi từ RFID. Sau đó chúng ta có thể lựa chọn tiêu chuẩn dữ liệu nhãn thích hợp.

Hãy ghi nhớ, trên bề mặt, giá trị của công nghệ RFID có thể là khả năng xác định, đo đếm và định vị các mặt hàng nhanh hơn trước. Nhưng về bản chất, giá trị của công nghệ RFID được tạo ra từ chất lượng dữ liệu, vì đó chính là yếu tố giúp chúng ta đi trước trong các vấn đề sản xuất và thực hiện đơn hàng - hoặc ít nhất ngăn chặn các vấn đề này gây hậu quả. Nếu không có được dữ liệu đúng ngay từ đầu, toàn bộ giải pháp sẽ sụp đổ. Vì vậy hãy cam kết xây dựng một tương lai tươi đẹp hơn bằng cách xây dựng những giải pháp RFID trên cơ sở một tiêu chuẩn dữ liệu tốt nhất đối với từng chuỗi cung ứng.

Để tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của dữ liệu và các tiêu chuẩn mã hóa trong thiết kế giải pháp RFID, vui lòng truy cập trang web chính thức của Zebra.

G.Minh