Doanh nghiệp Việt Nam phấn đấu chuyển đổi số theo chủ trương của Chính Phủ

Theo Tổng cục thống kê, năm 2021 gần 120 nghìn doanh nghiệp ngừng kinh doanh (tăng 17.8% so với năm 2020). Tại TP.HCM, con số này là 31.660 doanh nghiệp ngừng hoạt động (chiếm 26.4% trên tổng số cả nước).

Vào ngày 03/06/2020, Chính Phủ cũng đã công bố chủ trương “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, theo đó, chuyển đổi số tại Việt Nam đã có những chuyển mình đáng kể.

{keywords}

Thực tế cho thấy, việc chuyển đổi số không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả lao động mà còn quản trị hiệu quả các hoạt động nội bộ. Từ đó rút ngắn thời gian cung cấp dịch vụ, tăng cơ hội tiếp cận khách hàng, tăng doanh thu khi áp dụng mô hình kinh doanh mới.

Rào cản cho doanh nghiệp trong chuyển đổi số

Bên cạnh những nỗ lực chuyển đổi số không ngừng của doanh nghiệp và Chính Phủ, vẫn còn đâu đó không ít doanh nghiệp gặp khó khăn khi muốn “cải tạo” mô hình kinh doanh. Một số nguyên nhân chính dẫn đến việc doanh nghiệp chưa chuyển đổi số như: Tài chính, thiếu nhân sự phân tích dữ liệu, quản trị rủi ro, đặc biệt là bảo mật dữ liệu và khó khăn trong việc lựa chọn giải pháp chuyển đổi số phù hợp.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chỉ mới áp dụng công nghệ một phần trong quy trình nhưng lại lầm tưởng rằng đã hoàn tất chuyển đổi số. Đó chính là khái niệm “bẫy chuyển đổi số” mà các doanh nghiệp hiện nay đang gặp phải.

Nói về vấn đề này, ông Huỳnh Trọng Văn – CEO của Hóa đơn điện tử an toàn MIFI nhận định: “Khi thực hiện chuyển đổi số, các doanh nghiệp không chỉ cần giải pháp mà còn cần sự hỗ trợ, tư vấn để chuyển đổi số cho đúng, triệt để và tiết kiệm. Đây cũng là sứ mệnh mà MIFI chúng tôi đang hướng tới để mang lại giá trị cho cộng đồng.”

Những “cú bắt tay” lịch sử của MIFI với các ‘ông lớn” đầu ngành

Để thực hiện đúng theo những sứ mệnh đã đặt ra, từ đầu năm 2022, MIFI đã tổ chức hàng loạt các sự kiện hợp tác với các công ty đầu ngành, hỗ trợ chuyển đổi số cho hơn 5.000 doanh nghiệp trên cả nước.

{keywords}

“Phát súng” đầu tiên là sự hợp tác giữa 3 công ty Hóa đơn điện tử an toàn MIFI – CHILI – ODS. Trong khi MIFI mang đến giải pháp hóa đơn điện tử an toàn thì CHILI mang đến dịch vụ website cho doanh nghiệp, và ODS là tổng đài ảo tiết kiệm Cloudfone. Tiếp tục hành trình, MIFI đồng hành cùng Amazon Global Selling với vai trò chuyên gia cho chương trình “Thương mại điện tử xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá” giúp chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Đáng chú ý, MIFI còn hợp tác với VinHMS hỗ trợ 1.000 doanh nghiệp ngành du lịch chuyển đổi số cùng các công ty thành viên thuộc Axys Group, mang đến hệ sinh thái online hàng đầu, thúc đẩy kinh doanh hiệu quả.

Bên cạnh ngành du lịch, hóa đơn điện tử MIFI còn đồng hành cùng doanh nghiệp vận tải khi hợp tác với VeXeRe tạo nên các gói hỗ trợ ưu đãi dành riêng cho doanh nghiệp thuộc ngành nghề này.

{keywords}

“Việc hợp tác với các doanh nghiệp đầu ngành giúp MIFI có thể tiếp cận và hỗ trợ các doanh nghiệp đa ngành một cách sâu sát, đồng thời nắm rõ hơn khó khăn của từng doanh nghiệp. Dự kiến đến cuối năm 2022, MIFI sẽ mở rộng hỗ trợ các ngành như bán lẻ, giải trí,…với con số lên tới 10.000 doanh nghiệp.” – ông Văn chia sẻ thêm.

Liên hệ ngay với MIFI để được hỗ trợ tốt nhất: mifi.vn.

An Nhiên