{keywords}
 

Nhiều công ty đã phát triển công nghệ dành cho người già, từ nền tảng tài chính cho tới mô hình D2C (doanh nghiệp tới người tiêu dùng) tạo ra các sản phẩm giải quyết vấn đề tiền mãn kinh.

Labrador Systems Retriever, dự án startup được hỗ trợ với Quỹ Amazon Alexa, đưa tới triển lãm xe đẩy robot với hệ thống khay có thể thu gọn, kèm các giá đỡ và ngăn lạnh tùy chọn. Với khả năng chở hàng hơn 11kg, Retriever hỗ trợ những người bị hạn chế khả năng vận động vận chuyển các đồ vật, quần áo giặt giũ, bữa ăn và  vật dụng khác xung quanh nhà. Thiết bị này cũng hỗ trợ điều khiển bằng giọng nói qua Alexa.

Sengled, công ty công nghệ đèn chiếu sáng thông minh, ra mắt sản phẩm bóng đèn có khả năng theo dõi sức khỏe, bao gồm nhịp tim, nhiệt độ và quan sát giấc ngủ thông qua radar cảm biến. Theo dõi sức khoẻ thông minh không phải là ý tưởng mới, nhưng tích hợp vào bóng đèn đem đến sự kín đáo và không phô trương. Biên tập viên mảng phần cứng của TechCrunch, Brian Heater nhận xét: “thiết bị có một số ứng dụng tiềm năng trong chăm sóc người cao tuổi, gồm cả tính năng nhận diện nguy cơ ngã”.

Ngày càng nhiều gã khổng lồ công nghệ tham gia vào cuộc đua theo dõi sức khoẻ tại nhà, trong đó có LG, với tất cả sản phẩm Smart TV 2021 và 2022 đều được cài đặt nền tảng y tế từ xa Independa. Điều này có nghĩa người dùng có thể sử dụng TV của LG để đặt lịch khám, điều trị từ xa và tiếp cận các chương trình phúc lợi nhà thuốc.

Eargo, công ty khởi nghiệp thiết bị y tế, công bố thiết bị trợ thính mới nhất, Eargo 6 có khả năng điều chỉnh âm thanh (Sound Adjust) thông qua thuật toán độc quyền, tự động thiết lập mức âm thanh thay cho điều khiển bằng tay, và công nghệ hỗ trợ làm rõ giọng nói trong môi trường ồn ào. Không chỉ vậy, người dùng còn có thể kích hoạt chế độ Mask-Mode để nghe người đeo khẩu trang nói rõ hơn.

Sensorscall, công ty phát triển ứng dụng theo dõi sức khỏe từ xa CareAlert, cũng tung ra bản cập nhật mới cho sản phẩm của mình, có khả năng tích hợp với Apple Watch, Fitbit cũng như các thiết bị theo dõi sức khoẻ khác. Bảng hiển thị mới cho phép các thành viên trong gia đình và người chăm sóc biết được thói quen sinh hoạt hàng ngày của người dùng như giấc ngủ, vệ sinh và nhà bếp. CareAlert được tạo ra bởi chính những người cao tuổi.

BOCCO emo, một trong những robot mới nhất cho các viện dưỡng lão được phát triển bởi Yukai Engineering, nhà sản xuất gối robot Qoobo. BOCCO emo có kích thước vừa vặn để đặt trên bàn, có khả năng kết nối tới các thiết bị y tế IoT để theo dõi các chỉ số của bệnh nhân và cập nhật thông tin cho y tá phụ trách.

{keywords}
BOCCO emo, một trong những robot mới nhất cho các viện dưỡng lão.

Trong trường hợp bệnh nhân cần sự giúp đỡ, thiết bị này có thể trò chuyện trong khoảng thời gian chờ điều dưỡng tới và sử dụng để cập nhật tình trạng người bệnh cho gia đình. BOCCO được tiến hành thử nghiệm tại Nhật Bản và đang sử dụng tại các bệnh viện trong cả nước.

Yukai Engineering cho biết, sản phẩm robot cỡ nhỏ này sử dụng “ngôn ngữ cảm xúc”, có khả năng hiểu được lời nói và cảm xúc người dùng và đưa ra phản hồi tương ứng kèm “hiệu ứng âm thanh, nét mặt và cử chỉ”.

Các công ty khởi nghiệp mở ra cuộc sống độc lập cho nhiều đối tượng khác nhau, thông qua việc sử dụng các cảm biến IoT, trong đó có Nodeus Solution Kokoon, mạng lưới gồm nhiều cảm biến IoT nhỏ, được kết nối với ứng dụng di động của người chăm sóc hay người thân trong gia đình. Các thuật toán của Kokoon có thể tìm hiểu thói quen sinh hoạt của một người và phát ra thông báo nếu có bất kỳ thay đổi nào trong hành vi.

Caregiver Smart Solutions, Unaide và Smart Macadam cũng là các công ty khởi nghiệp sử dụng kết hợp cảm biến IoT, công nghệ dựa trên trí tuệ nhân tạo và ứng dụng điện thoại.

Vinh Ngô (Theo TechCrunch)

Công nghệ đang bỏ quên nhóm người cao tuổi

Công nghệ đang bỏ quên nhóm người cao tuổi

Già hóa dân số là vấn đề không thể tránh khỏi trên phạm vi toàn cầu, tuy nhiên, công nghệ lại chưa dành sự quan tâm đúng mức cho nhóm người cao tuổi.