{keywords}
Các địa phương xây dựng thành công Chính quyền điện tử sẽ góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. (Ảnh minh họa: Internet)

Nhờ hệ thống chính quyền điện tử, người dân và doanh nghiệp được các cơ quan quản lý nhà nước cung cấp thông tin, cung cấp dịch vụ nhanh hơn, thuận tiện hơn thông qua các dịch vụ công trực tuyến, hạn chế tối đa việc phải đến trực tiếp các cơ quan chính quyền khi thực hiện thủ tục hành chính.

Thông qua hệ thống góp ý, phản hồi của người dân, doanh nghiệp các cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục hoàn thiện công tác tổ chức, quy trình nghiệp vụ,... để nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước. Tiết kiệm thời gian và chi phí trong thực hiện nhiệm vụ.

Các địa phương tích cực ứng dụng CNTT xây dựng thành công Chính quyền điện tử sẽ góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian, nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc, mang lại hiệu quả thiết thực cho các cơ quan nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Muốn xây dựng thành công chính quyền điện tử, cần đảm bảo những tiêu chí sau:  

CNTT là một lĩnh vực mới, tốc độ phát triển nhanh, chưa có tiền lệ. Vì vậy, việc nhận thức đúng về vai trò của CNTT để kịp thời hoàn thiện môi trường pháp lý sẽ thúc đẩy quá trình phát triển và ứng dụng CNTT, làm cơ sở để chính quyền các cấp chuyển từ hình thức làm việc giấy tờ sang điều hành, xử lý công việc trên môi trường điện tử; nâng cao tỷ lệ tiếp nhận, xử lý thủ tục hành chính dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4, chống nhũng nhiễu, phiền hà, phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Hạ tầng CNTT, các phần mềm dùng chung phải được quan tâm, đầu tư đồng bộ, hiện đại, từ cấp tỉnh đến cấp xã. Hạ tầng CNTT phải được đầu tư trước một bước, làm nền tảng để triển khai các ứng dụng trong cơ quan nhà nước cũng như phục vụ người dân và doanh nghiệp. Đầu tư cho CNTT đồng bộ, chi phí thấp nhưng mạng lại hiệu quả to lớn tăng năng suất lao động, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh, nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ đạo, điều hành và giải quyết công việc của các cơ quan nhà nước.

Yếu tố con người quyết định thành công. Thay đổi môi trường làm việc từ giấy tờ truyền thống sang môi trường điện tử là công việc phức tạp, ban đầu đa phần cán bộ rất ngại ứng dụng CNTT trong điều hành, xử lý công việc vì ứng dụng CNTT làm cho các hoạt động trong cơ quan nhà nước trở nên công khai, minh bạch hơn, khó phát sinh tiêu cực. Chính vì vậy, hiệu quả của việc ứng dụng CNTT tại từng cơ quan, đơn vị phụ thuộc rất nhiều vào sự quyết tâm của người đứng đầu và vai trò của các bộ phận chuyên trách CNTT.

Hạ tầng CNTT, các phần mềm dùng chung, các cơ sở dữ liệu phục vụ xây dựng chính quyền điện tử phải được triển khai, đầu tư tập trung nhằm tiết kiệm tài nguyên, nhân lực, chi phí quản lý, vận hành… qua đó tạo thành hệ thống đồng bộ, thuận lợi cho việc kết nối, liên thông, khai thác, chia sẻ thông tin, đảm bảo an toàn thông tin.

Linh Đan

Bình Phước sẽ hoàn thiện chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số

Bình Phước sẽ hoàn thiện chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số

Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước, chuyển đổi số vừa là cơ hội vừa là đột phá để thực hiện khát vọng phát triển của Bình Phước.