Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Tập đoàn CMC.

Phát biểu tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam 2019, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Tập đoàn CMC đưa ra kiến nghị, Nhà nước cần có lộ trình và chiến lược để hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, trở thành trụ cột của nền kinh tế quốc dân, vươn tầm thế giới.

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu trên thế giới đã có những chiến lược xây dựng hệ sinh thái xung quanh các sản phẩm cốt lõi – thế mạnh của họ là để duy trì và phát triển lợi thế cạnh tranh, và 9 trong số 10 doanh nghiệp đứng đầu thế giới đều là các doanh nghiệp công nghệ như Amazon, Alibaba, Apple, Microsoft, Google. Hầu hết các hệ sinh thái đều hướng tới việc tạo ra các nền tảng để kết nối các phần cứng kỹ thuật, phần mềm trên nền tảng Internet, hệ điều hành và các ứng dụng chạy trên các phần cứng đó.

Internet và IoT tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế, các hệ thống nền tảng số và kinh doanh nền tảng ra đời đã tạo ra những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp toàn cầu, kỷ nguyên số hoàn toàn có thể giúp Việt Nam cất cánh.

Thách thức cho các doanh nghiệp và tổ chức trong thế giới số chính là làm thế nào để năng suất cao, ứng dụng trí tuệ, tốc độ nhanh và độ mở và khả năng kết nối mọi lúc mọi nơi và chính nền tảng số sẽ giải quyết các bài toán này của doanh nghiệp. Nhu cầu kết nối chia sẻ thành công là vấn đề hết sức quan trọng, tốc độ nhanh là kim chỉ nam cho các doanh nghiệp thành công.

Ông Nguyễn Trung Chính cho biết, sau 3 năm nghiên cứu CMC đã chính thức ra mắt C.OPE2N là hệ thống sinh thái mở khai phóng tiềm năng cho các doanh nghiệp số. CMC mở năng lực, mở tri thức của mình với tất cả mọi người, với hệ thống C.OPE2N các vấn đề về trí tuệ, tốc độ, năng suất, kết nối sẽ được giải quyết. Hệ sinh thái hạ tầng mở C.OPE2N để giúp các doanh nghiệp, tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận với nền kinh tế số

Hệ sinh thái  C.OPE2N là nỗ lực của CMC để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số của Việt Nam và nhu cầu ứng dụng các công nghệ mới như Big Data, IoT, Blockchain, Security. C.OPE2N là một nỗ lực của CMC nhằm giúp thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số của Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. “Khi CMC giới thiệu C.OPE2N  ở một số nước Đông Nam Á, thì không ít người nước ngoài đã ngạc nhiên vì tại sao 1 doanh nghiệp Việt Nam có thể suy nghĩ ra việc xây dựng hệ sinh thái mở cho các doanh nghiệp trong nước và cả nước ngoài cùng sử dụng”, ông Nguyễn Trung Chính cho biết.

 “Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn phát triển thì thành công ở chính quốc gia đấy rất quan trọng, do đó các doanh nghiệp công nghệ rất cần có sự ủng hộ của Chính phủ để cất cánh”, ông Nguyễn Trung Chính phát biểu.

Hệ sinh thái hạ tầng mở C.OPE2N là một hệ thống kiến trúc mở, tích hợp tất cả thế mạnh công nghệ của CMC như nền tảng Multi-Cloud, nền tảng dữ liệu, AI và nền tảng ứng dụng. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, các doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới như Amazon, Google, Alibaba… có chiến lược xây dựng hệ sinh thái khai thác và chia sẻ dữ liệu của họ để duy trì và phát triển lợi thế cạnh tranh. Tính kết nối của dữ liệu là chìa khóa mấu chốt của công cuộc kinh tế hóa dữ liệu này. Các hệ sinh thái đều hướng đến việc tạo ra nền tảng (platform) để liên kết các phần cứng kĩ thuật, phần mềm trên nền tảng Internet, hệ điều hành và các ứng dụng chạy trên các phần cứng đó. Hệ sinh thái được xem là một yếu tố sống còn đối với bất cứ doanh nghiệp công nghệ nào.

Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch CMC chia sẻ hệ sinh thái hạ tầng mở là bước tiếp theo trong định hướng chiến lược 5 năm của Tập đoàn CMC. Hệ sinh thái C.OPE2N cho phép các cơ quan, doanh nghiệp và khách hàng có thể liên kết và chia sẻ tài nguyên dữ liệu trên môi trường số. Với hệ sinh thái này, CMC muốn đồng hành cùng xây dựng quốc gia số, đưa Việt Nam trở thành “Hub” về kết nối và lưu trữ dữ liệu, chia sẻ tri thức của thế giới về Việt Nam.

Hệ sinh thái C.OPE2N có thể nhanh chóng tạo ra các dịch vụ hành chính công, chính phủ điện tử nhanh, an toàn, hiệu quả, giảm chi phí đầu tư hạ tầng CNTT cho các tổ chức cơ quan nhà nước, bắt kịp xu thế CMCN 4.0 của thế giới.