Trong một bài blog được đăng tải trên website của Microsoft, vị chủ tịch này đã kêu gọi việc thiết lập một ủy ban chuyên gia có đại diện của lưỡng viện để nghiên cứu việc kiểm soát công nghệ này tại Mỹ, cũng như xây dựng các chính sách và quy định quản lý sử dụng công nghệ hợp pháp.

"Kiểm soát của chính phủ là vô cùng quan trọng trong bối cảnh ảnh hưởng xã hội phân nhánh và nguy cơ bị lạm dụng của công nghệ nhận diện khuôn mặt. Nếu không có cách thức tiếp cận cẩn trọng, các cơ quan chính phủ có thể sẽ dựa vào các kết quả công nghệ có lỗi hoặc thiên lệch để quyết định xử lý tội phạm", Brad Smith cho biết.

Microsoft là công ty công nghệ lớn đầu tiên đưa ra những cảnh báo nghiêm túc về một trong những công nghệ hấp dẫn nhất thời điểm hiện tại. Vào tháng 5/2018, nhiều nhóm tự do dân chủ đã kiến nghị Amazon dừng cung cấp dịch vụ nhận diện khuôn mặt cho các cơ quan chính phủ, với lý do phần mềm này có thể được sử dụng thiếu công bằng cho các nhóm đối tượng da màu và người nhập cư.

Một số ứng dụng của công nghệ này được cho là khá tích cực và đem lại lợi ích to lớn như tìm kiếm người mất tích hoặc truy lùng phần tử khủng bố, không ít những ứng dụng khác bị coi là xâm phạm tới quyền riêng tư cá nhân và không có sự đồng thuận của người có liên quan. Chủ tịch Microsoft cho rằng sự cần thiết của động thái từ chính phủ không hề miễn trừ các công ty công nghệ khỏi trách nhiệm đạo đức của họ.

Microsoft cung cấp công nghệ nhận diện khuôn mặt này cho một số đối tác, và trong vài trường hợp đã từ chối yêu cầu của khách hàng để triển khai công nghệ trong tình huống có dính dáng tới quyền con người. Đây chính là vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi tách biệt phát triển công nghệ và sử dụng cơ sở hạ tầng lớn hơn bởi bên thứ ba triển khai công nghệ.