Ngày 9/9, các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam đồng loạt đưa ra những chương trình khuyến mại, giảm giá đối với nhiều mặt hàng. Hàng loạt sản phẩm được quảng cáo có mức giảm giá 30-50%. 

Tuy nhiên, theo khảo sát của Dân trí, tình trạng giảm giá ảo vẫn xảy ra tràn lan tại nhiều gian hàng. Đây là chiêu trò nhằm thu hút sự chú ý của người dùng. Nó không còn mới nhưng lại được sử dụng rất thường xuyên trong mỗi đợt khuyến mại. Không ít người dùng đã phải thất vọng khi giá sau khi giảm của nhiều sản phẩm không khác nhiều so với giá thị trường.

Chiêu trò giảm giá ảo đã quá quen thuộc

Theo đó, tại một gian hàng trên sàn thương mại điện tử Lazada, chiếc iPhone 11 Pro Max bản 64 GB hàng nhập khẩu được chào bán với mức giá 27 triệu đồng. Nó được quảng cáo đã giảm 5,5 triệu đồng so với mức giá bán đầu là 32,5 triệu đồng.

Chưng hửng trước chiêu trò giảm giá ảo trong ngày siêu mua sắm 9/9 - 1

Giá bán sau khi đã giảm của chiếc iPhone 11 Pro Max này thậm chí vẫn cao hơn so với giá thị trường.

Tuy nhiên, mức giá này vẫn cao hơn tương đối so với giá bán của thiết bị trên thị trường. Tại nhiều cửa hàng bán điện thoại xách tay ở Hà Nội, mẫu máy này đang được bán ra với mức giá khoảng 24,5-25 triệu đồng. Thậm chí, mức giá trên còn cao hơn so với hàng chính hãng cùng dung lượng bộ nhớ.

Tham khảo sang một sàn thương mại điện tử khác, tình trạng này vẫn diễn ra. Chiếc smart TV Samsung UHD 55 inch RU7300 được quảng cáo là giảm giá 59% so với mức giá niêm yết ban đầu. Theo đó, mẫu TV này được bán với giá 8,9 triệu đồng, giảm 13 triệu đồng so với giá ban đầu.

Mới nhìn qua, đây giống như một món hời dành cho người dùng. Tuy nhiên, khi tham khảo tại các đại lý khác, sản phẩm này đang được bán ra với mức giá khoảng 10,5-11 triệu đồng. Có thể thấy, mức giá khuyến mại có thấp hơn so với giá thị trường, tuy nhiên nó không chênh lệch quá nhiều như quảng cáo.

Chưng hửng trước chiêu trò giảm giá ảo trong ngày siêu mua sắm 9/9 - 2
Chưng hửng trước chiêu trò giảm giá ảo trong ngày siêu mua sắm 9/9 - 3

Mức giá của mẫu smart TV có giảm so với giá thị trường tuy nhiên không chênh lệch quá nhiều như quảng cáo.

Trên thực tế, chiêu trò "làm giá" sản phẩm này đã được nhiều cửa hàng kinh doanh áp dụng vào mỗi dịp xả hàng. Nó cũng thường xuyên xuất hiện trong mỗi chương trình khuyến mại như Black Friday hay Ngày độc thân. Vì thế, trước khi quyết định mua một mặt hàng, người dùng nên so sánh giá của sản phẩm đang sale với giá thị trường hoặc giá tại một số cửa hàng khác.

Tỉnh táo để mua được sản phẩm giá tốt

Bên cạnh những sản phẩm giảm giá ảo, người dùng vẫn có thể tìm mua được nhiều mặt hàng có mức giá tốt hơn so với thường ngày. Chẳng hạn, chiếc Samsung Galaxy Note20 được giảm 5,5 triệu đồng, xuống còn 18,5 triệu đồng. Chiếc Note20 Ultra được giảm 7,1 triệu đồng xuống còn 22,9 triệu đồng.

Một số thiết bị khác như mẫu AirPods Pro hàng chính hãng cũng đang được bán ra với mức giá 4,7 triệu đồng, rẻ hơn gần 3 triệu đồng so với giá niêm yết. Ngoài ra, nhiều sản phẩm khác như chuột không dây, smart TV, camera hay các thiết bị gia dụng cũng có mức giá khá tốt.

Cần lưu ý, các chương trình khuyến mãi này diễn ra theo những khoảng thời gian nhất định trong ngày và số lượng hàng bán cũng sẽ giới hạn, do đó người dùng cần tìm hiểu và canh trước sản phẩm cần mua.

Bên cạnh những sản phẩm bị độn giá lên một cách vô lý rồi hạ xuống để tạo hỏa mù làm rối mắt khách hàng, vẫn có những mặt hàng chất lượng được bán với giá tốt. Theo đó, người dùng sẽ cần phải tỉnh táo và tự trang bị cho bản thân một số kiến thức, kinh nghiệm nhất định khi mua hàng online.

Chưng hửng trước chiêu trò giảm giá ảo trong ngày siêu mua sắm 9/9 - 4

Người dùng vẫn có thể tìm được nhiều sản phẩm chất lượng có mức giá tốt hơn so với ngày thường.

“Để tránh sập bẫy khuyến mãi ảo từ các cửa hàng, người mua không nên quá chú tâm vào con số giảm giá bao nhiêu phần trăm. Thay vào đó, người dùng nên so sánh giá của sản phẩm đang sale với giá thị trường hoặc giá bán tại một số cửa hàng khác”, chị Lương Thanh Bình, chủ gian hàng kinh doanh trên một sàn thương mại điện tử cho biết.

Chị cũng chia sẻ thêm rằng người dùng nên chọn mua sản phẩm tại các gian hàng uy tín, đã có nhiều khách hàng mua trước đó. Đồng thời, khi nhận hàng, người dùng cũng cần kiểm tra kỹ sản phẩm, tránh mất tiền vào hàng giả, hàng kém chất lượng được xả ra trong những ngày này.

Hiện nay, trên các sàn thương mại điện tử như Tiki, Lazada hay Shopee đều có phần đánh giá đối với các gian hàng. Trước khi lựa chọn bất cứ sản phẩm nào, người dùng nên tham khảo qua thông tin ở phần này để có thể chọn được một gian hàng uy tín.

Theo Dân Trí

Nhu cầu mua thực phẩm tăng mạnh trên kênh mua sắm trực tuyến

Nhu cầu mua thực phẩm tăng mạnh trên kênh mua sắm trực tuyến

Thực phẩm, đồ tươi sống được các nền tảng kinh doanh trực tuyến thử nghiệm và thu được nhiều kết quả khả quan.