Theo thống kê đến cuối năm 2019, Việt Nam có khoảng 700.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, sử dụng khoảng một nửa lực lượng lao động và chiếm đến 97,5% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động thực tế. Các doanh nghiệp này đóng góp khoảng 40% GDP hàng năm.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là trung tâm của nền kinh tế quốc gia, do đó việc hỗ trợ họ cạnh tranh trong nước và quốc tế là điều thiết yếu. Để làm được việc này, các công ty cần chú trọng tận dụng nguồn lực từ công nghệ tiên tiến nhằm tối ưu chi phí và gia tăng năng suất.

{keywords}
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có ít nhân viên ít, cơ động nên linh hoạt và dễ đổi mới, đồng thời yêu cầu tính kết nối thiết bị cao. Ảnh: Hải Đăng

Chẳng hạn, đứng ở góc độ nhà cung cấp thiết bị phần cứng, Epson cho rằng nhà bán lẻ có thể sử dụng các máy POS kết nối được với nhiều thiết bị khác, giúp đa số nhân viên đều có thể in hoá đơn. Khảo sát cho thấy 81% người Việt Nam được hỏi cho đây là tính năng quan trọng. 

Các văn phòng cũng không cần mua máy in nhãn mà dùng dịch vụ in thuê, kết hợp với sử dụng máy in thân thiện với môi trường. 

Tuy vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng tiếp cận được các nguồn lực công nghệ. Khảo sát của Epson cho thấy 62% các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam viện dẫn chi phí là lý do họ không tiếp cận được các công nghệ hiện có.

Song song đó, Epson thừa nhận rằng áp dụng công nghệ mới chỉ là một phần trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần tận dụng sự đổi mới, sáng tạo nhằm thúc đẩy kết quả kinh doanh tích cực.

Đó là lý do các chính phủ trên thế giới khuyến khích chuyển đổi số. Việt Nam nằm trong số quốc gia tích cực yêu cầu áp dụng số hoá tại mọi lĩnh vực và ngành nghề, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.

Vào cuối năm 2019, Công ty Dữ liệu Quốc tế (IDC) ghi nhận rằng 2/5 doanh nghiệp nhỏ tại Châu Á đã triển khai kế hoạch hành động chiến lược cho chuyển đổi số. Tại Việt Nam, khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin cho thấy khoảng 15% doanh nghiệp đang tiến hành chuyển đổi số, 30% đã tìm hiểu và sẵn sàng mọi nguồn lực cho chuyển đổi số. 

Mặc dù vậy, việc chuyển đổi số vẫn chủ yếu diễn ra ở các doanh nghiệp lớn, hầu hết doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn về chi phí. Nhằm giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được nguồn vốn, Chính phủ có Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa dành cho doanh nghiệp có dự án, phương án sản xuất - kinh doanh khả thi thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích của Nhà nước.

Trong giai đoạn Covid-19, Chính phủ cũng tung gói tín dụng quy mô 600.000 tỷ đồng, dành cho nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn, tập đoàn và khách hàng cá nhân vượt qua khó khăn.

Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng đã quan tâm và hướng tới phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ, tung ra nhiều gói tín dụng với lãi suất ưu đãi. Thậm chí, trong dịch Covid-19, nhiều ngân hàng thương mại cử nhân viên chủ động tìm hiểu khó khăn của các doanh nghiệp khách hàng để cho vay.

Dựa theo nghiên cứu của Gartner, trong tình hình của năm 2020 hiện nay, duy trì sự tồn tại là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp, hơn cả nhiệm vụ phát triển, tuy nhiên việc đổi mới vẫn cần được lưu tâm.

Dù có những bất lợi nhất định nhưng bản thân các doanh nghiệp vừa và nhỏ do bộ máy không cồng kềnh nên có lợi thế về sự nhanh nhẹn đổi mới, tính chắc chắn và sáng tạo, có thể tận dụng để khai thác những công cụ mới cho doanh nghiệp.

Hải Đăng

Doanh nghiệp ở các lĩnh vực đều có thể chuyển đổi số

Doanh nghiệp ở các lĩnh vực đều có thể chuyển đổi số

Tại Hội thảo "Đột phá hiệu suất vận hành doanh nghiệp” được tổ chức mới đây, các chuyên gia cho rằng, Covid-19 là một phép thử cho các doanh nghiệp để ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số, từ đó tăng hiệu suất vận hành.