{keywords}
Ban giám khảo Viet Solutions 2021 đánh giá, mùa thi năm nay, các startup rất thực tế khi đưa ra những giải pháp giải quyết “nỗi đau” hiện hữu ngay trong dịch bệnh của xã hội và doanh nghiệp.

Viet Solutions được tổ chức thường niên với mục tiêu tìm kiếm các giải pháp sáng tạo, giúp giải quyết nhiều vấn đề xã hội, góp phần thực hiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia do Bộ TT&TT phối hợp với Viettel tổ chức.

Đại diện Bộ TT&TT chia sẻ, việc phát triển doanh nghiệp công nghệ số, đặc biệt là những doanh nghiệp mang tính đổi mới sáng tạo là nhân tố rất quan trọng để tạo ra giá trị mới cho nền kinh tế. Nhưng trong quá trình này, tìm được thị trường để các doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phát triển là điều khó khăn nhất.

Chỉ khi có thị trường thì mới có công nghệ, mới có doanh nghiệp, từ đó mới tạo ra các sản phẩm tốt. Vì vậy, Bộ TT&TT muốn tìm cách đưa ra các bài toán, tìm ra các “nỗi đau” của xã hội, tìm ra những thách thức hiện nay để từ đó định hướng, dẫn dắt và thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp cùng giải quyết bài toán.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết: “Thực tế, có rất nhiều bài toán mà chỉ cần có một ý tưởng đúng là sẽ có lời giải đúng. Nó giống như khi bạn đặt ra câu hỏi đúng thì chắc chắn có câu trả lời. Cứ có câu hỏi đúng thì khó thế nào cũng có một người trả lời được nó. Đấy là tư tưởng cho việc tìm kiếm ý tưởng mới về giải pháp số của cuộc thi năm nay”.

Cuộc thi Tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số quốc gia Viet Solutions 2021 diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid bùng phát phức tạp tại Việt Nam và châu Á, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Như một startup luôn linh hoạt, bên cạnh việc gia hạn thời gian nộp hồ sơ, Viet Solutions cũng nhanh chóng thay đổi cách thức hoạt động sang online để đơn giản và hiệu quả hơn cho cả thí sinh lẫn ban giám khảo. Về phía các startup năm nay, họ có gì mới mẻ?

{keywords}
Viet Solutions được tổ chức thường niên với mục tiêu tìm kiếm các giải pháp sáng tạo, giúp giải quyết nhiều vấn đề xã hội, góp phần thực hiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia do Bộ TT&TT phối hợp với Viettel tổ chức.

Những giải pháp đánh trúng "nỗi đau"

Bà Phạm Thanh Phương – PGĐ Trung tâm VAS, Viettel Telecom, thành viên Ban giám khảo Viet Solutions 2021 đánh giá, trong mùa thi năm nay, các startup rất thực tế khi đưa ra các giải pháp giải cho “nỗi đau” hiện hữu ngay trong dịch bệnh của xã hội và doanh nghiệp.

Có thể kể đến một số sản phẩm như nền tảng biểu diễn online dành cho các nghệ sỹ và thu phí người dùng – một giải pháp phù hợp với bối cảnh giãn cách xã hội; hệ thống cảnh báo, dự đoán dịch bệnh thông minh với sự hỗ trợ của dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo; hệ thống phát hiện và hiển thị vùng nhiễm Covid-19 trên ảnh CT dưới dạng 2D & 3D với kỹ thuật Deep Learning…

Phần mềm cảnh báo dịch Covid hoạt động dựa trên việc phân tích dữ liệu từ số lượng ca nhiễm, tốc độ tăng ca nhiễm, đối chiếu so sánh… và đưa ra cảnh báo thời điểm mà vùng quan sát sẽ thành vùng đỏ, cần biện pháp cách ly cần thiết.

Trong lĩnh vực tài chính số, một giám khảo khác, ông Trương Quang Việt – Phó Tổng giám đốc Viettel Digital Service cho hay, các startup về dịch vụ tài chính không tập trung trực tiếp vào câu chuyện Covid. Tuy nhiên, những giải pháp họ đưa ra đều góp phần giúp doanh nghiệp cũng như người dùng hạn chế được tác động tiêu cực của đại dịch nhờ giải pháp giao dịch online, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Một số sản phẩm tạo ấn tượng tốt như công nghệ nhận diện giọng nói để ra lệnh cho robot thực hiện thao tác thanh toán online hay eKYC – giải pháp xác thực người dùng mà không cần gặp trực tiếp.

Một điểm khác biệt trong cuộc thi năm nay là Viettel quyết định hợp tác từ rất sớm với các startup tiềm năng khi cuộc thi đang diễn ra. Theo đó, Viettel sẽ hỗ trợ startup hoàn thiện sản phẩm và thương mại hóa luôn dù mới ở giai đoạn “demo” hoặc thử nghiệm thị trường.

Điểm thiếu hụt lớn nhất của startup luôn là tập khách hàng và kinh nghiệm để thương mại hóa trên diện rộng trong khi những yếu tố này “nằm trong tay” của Viettel. “Khi đứng trên vai người khổng lồ, startup sẽ được hỗ trợ truyền thông, phương án kinh doanh, đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm và thực chiến... để vươn mình ra biển lớn” – bà Phương nhấn mạnh.

Vị giám khảo này cũng chia sẻ, thực tế ngay từ mùa 1, trong quá trình chấm thi, Ban Giám khảo đều đã lọc những sản phẩm phù hợp và đưa vào danh sách hợp tác sau khi kết thúc cuộc thi sau đó triển khai đưa vào hợp tác và đẩy ra thị trường luôn.

“2 lý do dẫn đến sự thay đổi này là Ban Giám khảo muốn hỗ trợ startup đẩy nhanh sản phẩm thương mại hóa để hoàn thiện mô hình kinh doanh và có thể có ‘cơ hội tỷ phú’ nếu thị trường chấp nhận sản phẩm. Hai, hoạt động chung kết cuộc thi có thể thay đổi do yếu tố dịch, vì vậy chúng tôi không muốn các startup phải chờ đợi gì khi đến với Viettel”, bà Phương cho biết.

Ông Trương Quang Việt khẳng định lại ưu điểm của sự hợp tác này bởi câu chuyện về cơ hội thị trường. Theo đó, một giải pháp dù nổi bật, khác biệt nhưng nếu mất tính thời điểm khi đưa ra thị trường thì sẽ mất cơ hội của cả startup và nhà tài trợ. Một sản phẩm tốt được thúc đẩy hoàn thiện sớm, đưa ra thị trường đúng thời điểm thì không chỉ có lợi cho các đơn vị kinh doanh mà người hưởng lợi đầu tiên chính là người tiêu dùng.

Và nếu như thị trường tiếp nhận sản phẩm tốt thì với tập khách hàng 100 triệu người dùng trải trên 11 thị trường của Viettel, đó là cơ hội để các founder trở thành tỷ phú.

Không có sự khác biệt về cơ hội

Mặc dù thời hạn nộp hồ sơ dự thi còn kéo dài đến ngày 15/9, nhưng việc Viettel có chính sách hợp tác sớm khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: Liệu có còn cơ hội cho các startup nộp muộn?

Bà Phương cho rằng không có sự khác nhau về cơ hội giữa các đội, vì dù nộp sớm hay nộp muộn thì startup vẫn có cơ hội hợp tác cùng Viettel và tham gia thi để lựa chọn lọt top.

Ông Trương Quang Việt cũng cho biết, cơ hội là như nhau vì các giải pháp công nghệ không thể ngay lập tức đóng gói hoàn thiện đưa ra thị trường. Điều quan trọng nhất vẫn là giải pháp của các startup có thật sự khác biệt, có tạo ra giá trị cho người dùng cuối hay không?

Tuy nhiên nếu các đội nộp sớm thì khi chấm trước sẽ được góp ý, hoàn thiện sớm và có thời gian chuẩn bị hơn các đội nộp muộn, dù không chênh lệch nhiều. Dù thế nào, sau khi kết thúc thời hạn nộp hồ sơ, các đội lọt vào Top 20 đều có cơ hội đào tạo về kỹ năng trình bày, kêu gọi vốn, hoàn thiện sản phẩm… từ các chuyên gia hàng đầu.

Đặc biệt, ông Việt cũng nhấn mạnh, “cơ hội tỷ phú” là hiện hữu nhưng các startup cần xác định rõ, sự hợp tác với Viettel không phải là câu chuyện rót tiền, bơm vốn, “đốt tiền” để mua khách hàng và founder trở thành tỷ phú nhanh như… tên lửa giống như những câu chuyện “hot” trên thị trường.

“Chúng tôi hợp tác, hỗ trợ hạ tầng, nhân lực, thị trường và cùng kinh doanh chứ không bơm tiền. Chúng tôi mang trực tiếp các khách hàng cuối đến cho các bạn, và con đường đó chắc chắn là con đường phát triển bền vững”, giám khảo này nói.

Nguyễn Thái 

Viet Solutions 2021 gia hạn nộp hồ sơ dự thi đến ngày 15/9

Viet Solutions 2021 gia hạn nộp hồ sơ dự thi đến ngày 15/9

Cuộc thi Tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số Quốc gia (Viet Solutions 2021) sẽ gia hạn nộp hồ sơ dự thi đến hết ngày 15/9, để cho các đội thi chuẩn bị tốt hơn trong điều kiện dịch bệnh.