Nền tảng dạy học trực tuyến là 1 trong 35 nền tảng số quốc gia đã được Bộ TT&TT xác định cần ưu tiên triển khai trước để phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

Kế hoạch của Bộ TT&TT về triển khai nền tảng dạy học trực tuyến năm 2022 cũng đã đặt mục tiêu xây dựng và phát triển nền tảng số cung cấp một hệ sinh thái học tập, bao gồm: Quản lý học tập, quản lý kho tài nguyên học liệu số... cho giáo viên, học sinh và các cơ sở giáo dục. Nền tảng dạy học trực tuyến sẽ trở thành sân chơi mở, bình đẳng, kích thích sáng tạo, phát triển hệ sinh thái EdTech Việt Nam.

Các tiêu chí đánh giá nền tảng số dạy học trực tuyến gồm có tổng số lượng người dùng, số lượng người dùng đồng thời cao nhất tại 1 thời điểm và số lượng người dùng thường xuyên.

{keywords}
Nền tảng dạy học trực tuyến là 1 trong 35 nền tảng số quốc gia đã được Bộ TT&TT xác định cần ưu tiên triển khai trước để phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số (Ảnh minh họa).

Cũng trong kế hoạch, Bộ TT&TT còn nêu rõ các nội dung công việc đã và sẽ được triển khai để thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng dạy học trực tuyến như: Làm việc với Cục CNTT, Bộ GD&ĐT để trao đổi, thống nhất cách thức triển khai; làm việc với các doanh nghiệp công nghệ để tìm hiểu về các giải pháp dạy học trực tuyến của Việt Nam hiện có trên thị trường, lập báo cáo về thị trường các dịch vụ dạy học trực tuyến tại Việt Nam; phối hợp với Cục CNTT, Bộ GD&ĐT xây dựng, ban hành bộ tiêu chí về chức năng, tính năng kỹ thuật và bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với nền tảng dạy học trực tuyến (phiên bản 1.0)...

Theo lộ trình, dự kiến vào cuối tháng 5, Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT sẽ phối hợp với Cục CNTT, Bộ GD&ĐT kiểm tra, đánh giá các nền tảng dạy học trực tuyến đáp ứng bộ tiêu chí. Danh sách các nền tảng dạy học trực tuyến đáp ứng yêu cầu sẽ được công bố vào 30/6/2022.

Trước đó, trong hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương một số nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số năm 2022, Bộ TT&TT đã nhấn mạnh định hướng xuyên suốt trong năm nay là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số thông qua phổ cập sử dụng các nền tảng số Việt Nam, giúp người dân, doanh nghiệp thụ hưởng trực tiếp sự tiện lợi cũng như lợi ích của chuyển đổi số. Trong đó, có việc phổ cập sử dụng nền tảng dạy học trực tuyến, chú trọng hướng dẫn người dân chủ động sử dụng các nền tảng số phục vụ việc học tập, ôn luyện các môn học về khoa học tự nhiên, ngoại ngữ, kỹ năng số, kỹ năng mềm.

Bộ TT&TT cũng đã đề nghị các địa phương tích cực triển khai các Tổ công nghệ số cộng đồng trên phạm vi địa phương để hướng dẫn, hỗ trợ người dân địa phương sử dụng các nền tảng số Việt Nam; đồng thời tổ chức triển khai bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ của địa phương về chuyển đổi số, làm nòng cốt để thúc đẩy chuyển đổi số với trọng tâm năm 2022 là đưa hoạt động của người dân lên môi trường số bằng các nền tảng số Việt Nam.

Theo đánh giá của Bộ TT&TT về nền tảng số Việt Nam phục vụ học tập, 3 nền tảng số Việt Nam phục vụ các cơ sở giáo dục là VNEdu của VNPT, K12Online của Viettel và MobiEdu của MobiFone đều có số lượng người sử dụng hằng tháng nhỏ hơn 1 triệu. Đáng chú ý, MobiEdu tuy số lượng người sử dụng ít nhất trong 3 nền tảng, nhưng lại có tổng thời gian sử dụng trung bình của mỗi người dùng trong một ngày cao nhất, khoảng 1 giờ 20 phút mỗi ngày.

Ba nền tảng số Việt Nam phục vụ các em học sinh có thể trực tiếp lên học trực tuyến các môn học hoặc làm bài tập lần lượt là Azota có số lượng truy cập hằng tháng vào khoảng 25,6 triệu lượt, Học mãi khoảng 2,9 triệu lượt và Ôn luyện khoảng 470.000 lượt.

Vân Anh

Hình thành hệ sinh thái nền tảng số Việt Nam đáp ứng cơ bản yêu cầu chuyển đổi số

Hình thành hệ sinh thái nền tảng số Việt Nam đáp ứng cơ bản yêu cầu chuyển đổi số

Một mục tiêu của Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia vừa được Bộ TT&TT phê duyệt là hình thành hệ sinh thái nền tảng số Việt Nam đáp ứng cơ bản yêu cầu chuyển đổi số.