Hệ thống định danh và xác thực điện tử được Bộ Công an công bố đi vào hoạt động từ ngày 18/7/2022. Đây là một bước tiến mới, đưa Việt Nam chính thức là một trong những nước có định danh điện tử quốc gia.

Nghị định của Chính phủ về định danh và xác thực điện tử đã quy định rõ, tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử. Tài khoản định danh điện tử có tài khoản định danh điện tử của cá nhân và tài khoản định danh điện tử của tổ chức. Tài khoản định danh điện tử của cá nhân gồm có tài khoản định danh điện tử mức độ 1 và tài khoản định danh điện tử mức độ 2.

Trong đó, việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 1 được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử với chủ thể danh tính điện tử là công dân Việt Nam có giá trị chứng minh các thông tin của người đó; đối với chủ thể là người nước ngoài có giá trị chứng minh thông tin của người đó trong các hoạt động, giao dịch có yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân của chủ thể danh tính điện tử.

Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử đối với chủ thể danh tính điện tử là công dân Việt Nam có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ Căn cước công dân trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ Căn cước công dân; có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của công dân đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.

{keywords}
Người dân đã có thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử có thể đăng ký tài khoản định danh điện tử mức 1 qua ứng dụng VNelD.

Công an các địa phương đã triển khai cấp gần 68 triệu thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử. Triển khai các nhiệm vụ của Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06), việc ứng dụng thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử để tạo thuận tiện cho người dân đã được đẩy mạnh.

Cụ thể như, sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chip tích hợp thông tin thẻ bảo hiểm phục vụ người dân đi khám bệnh tại các cơ sở y tế. Đến nay, đã có trên 53,1 cơ sở y tế trên toàn quốc  hỗ trợ người dân khám chữa bệnh bằng thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử.

Cùng với đó, Bộ Công an đang phối hợp với các ngân hàng thí điểm xác thực danh tính qua thẻ Căn cước công dân tại các quầy giao dịch của 5 ngân hàng BIDV , Vietinbank, Vietcombank, Agribank, PVcombank; thí điểm sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chip thay thẻ ATM tại thành phố Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh...

Trong các tháng cuối năm nay, cơ quan thường trực triển khai Đề án 06 đã xác định 1 trong những nhiệm vụ trọng tâm là triển khai tiếp nhóm tiện ích phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh thí điểm dùng thẻ Căn cước công dân gắn chip thay thẻ ATM tại một số chi nhánh của 3 ngân hàng BIDV, Vietinbank, Vietcombank; triển khai cấp tài khoản an sinh xã hội cho người dân; tích hợp các giấy tờ liên quan trên thẻ Căn căn công dân gắn chip; thực hiện cấp định danh điện tử kết hợp cấp tài khoản ngân hàng, ví điện tử...

Cùng với đó, đẩy mạnh các ứng dụng phục vụ phát triển công dân số, trọng tâm trong các tháng cuối năm 2022 là nghiên cứu, tích hợp chữ ký số qua thẻ Căn cước công dân; hoàn thành phương án án quản lý người nước ngoài trên ứng dụng VNeID; tiếp nhận hồ sơ, cung cấp tài khoản định danh điện tử và tổ chức tuyên truyền để người dân hiểu, tham gia đăng ký định danh điện tử, phổ cập danh tính điện tử và được xác thực trên ứng dụng VNeID khi công dân có nhu cầu...

Vân Anh

Hơn 6.400 cơ sở khám chữa bệnh cho phép dùng Căn cước công dân thay thẻ BHYT

Hơn 6.400 cơ sở khám chữa bệnh cho phép dùng Căn cước công dân thay thẻ BHYT

Tính đến hết tháng 6/2022, toàn quốc đã có 6.433 cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) thực hiện tra cứu thông tin thẻ BHYT, bằng Căn cước công dân gắn chip điện tử.