{keywords}
Hình thức trực tuyến sẽ cho phép mở rộng cơ hội tiếp cận cho nhiều sinh viên tương lai có mong muốn tìm hiểu thêm về RMIT. (Ảnh minh họa)

Vốn là sự kiện thường niên được khởi xướng từ năm 2015, Ngày trải nghiệm RMIT thu hút hàng nghìn học sinh trung học và phụ huynh tham dự mỗi năm tại Hà Nội và TP.HCM.

Năm nay, chuỗi Ngày trải nghiệm trực tuyến sẽ diễn ra trong bốn ngày 7- 8/11 và 14-15/11 dành cho học sinh, phụ huynh đang sinh sống ở Việt Nam và nước ngoài. Khách tham dự có thể đăng ký hàng loạt lớp học thử cùng các buổi hội thảo tương tác để hiểu hơn về trải nghiệm học tập tại RMIT. Phụ huynh và học sinh có thể xem lịch trình và đăng ký tham gia miễn phí tại đây.

Những năm trước, Ngày trải nghiệm được tổ chức riêng cho từng nhóm ngành kinh doanh, sáng tạo, công nghệ. Năm nay, Đại học RMIT đã chuyển hoàn toàn sang tổ chức trực tuyến và kết hợp tất cả các ngành học trong cùng một chuỗi sự kiện để đem lại trải nghiệm hoàn toàn mới.

Tham gia Ngày trải nghiệm trực tuyến, các học sinh có thể lựa chọn những lĩnh vực mình quan tâm nhất từ 22 lớp học thử online. Chẳng hạn, tại lớp học trải nghiệm của ngành CNTT mang tên “Xây nhà trên web”, học sinh có thể làm quen với các ngôn ngữ thiết kế web và tự tay tạo website của riêng mình. Còn tại lớp “Nhiếp ảnh trong tầm tay” của ngành Thiết kế truyền thông số, học sinh sẽ học cách biến điện thoại thông minh thành thiết bị chụp ảnh lợi hại như của nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.

Mỗi lớp học đều do những giảng viên giàu kinh nghiệm của trường giảng dạy bằng tiếng Anh, dẫn dắt học sinh tìm hiểu về các môn học trong từng ngành. Học sinh có thể giao lưu và đặt câu hỏi trực tiếp cho giảng viên trong mỗi lớp.

Ngoài các lớp học thử, phụ huynh và học sinh có thể đến với các hội thảo thông tin về 3 nhóm ngành kinh doanh, sáng tạo, công nghệ để tham gia tọa đàm với người trong nghề về triển vọng sự nghiệp của các ngành này.

Chuỗi hội thảo này sẽ có góp mặt của các khách mời nổi tiếng, như đạo diễn phim “Ròm” - Trần Thanh Huy, Nhà sáng lập và Tổng giám đốc Công ty TRG International - Rick Yvanovich; Giám đốc điều hành Công ty ClickMedia Nguyễn Hải Hà; Giám đốc Chiến lược kinh doanh Microsoft Lê Đức Trung, Giám đốc thị trường Việt Nam của Consulus, Helena Phạm Thị Thu Hằng…

{keywords}
Các lớp học trải nghiệm giúp học sinh có thêm cơ sở để chọn đúng ngành khi vào đại học. (Ảnh minh họa)

Cùng với đó, để giúp học sinh có thêm hành trang trước ngưỡng cửa đại học, RMIT cũng tổ chức các buổi giao lưu trực tuyến với sinh viên và cựu sinh viên trường. Tại đây, học sinh sẽ được lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm học tập trong môi trường đa văn hóa, giao lưu kết bạn với các bạn học quốc tế, cũng như cách xây dựng mối quan hệ với chuyên gia trong ngành.

Ngoài ra, những học sinh có nguyện vọng du học có thể gặp gỡ với đại diện RMIT từ cơ sở Melbourne (Úc), để tìm hiểu về cơ hội du học tại đây và cơ hội trao đổi tại hơn 200 đại học đối tác của RMIT trên khắp thế giới.

Bà Jan Clohessy, Giám đốc Marketing toàn cầu của RMIT cho biết, nhà trường đã triển khai giảng dạy trực tuyến để bắt nhịp với thời đại 4.0. Đặc biệt, trong thời gian thích ứng với đại dịch Covid-19 vừa qua, RMIT đã tổ chức thành công hàng trăm khóa học online cho sinh viên toàn cầu.

“Chuỗi sự kiện Ngày trải nghiệm trực tuyến thêm một lần nữa thể hiện khả năng nắm bắt xu hướng học tập trực tuyến của tương lai, đồng thời cũng mở rộng cơ hội tiếp cận cho nhiều sinh viên tương lai có mong muốn tìm hiểu thêm về RMIT”, bà Jan Clohessy chia sẻ.

M.T

Đẩy mạnh chuyển đổi nguồn nhân lực cho công nghiệp 4.0

Đẩy mạnh chuyển đổi nguồn nhân lực cho công nghiệp 4.0

Đại học RMIT và Siemens vừa thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo công nghiệp số. Có trụ sở đặt tại Úc và chi nhánh ở Việt Nam, Trung tâm giúp đẩy mạnh chuyển đổi nguồn nhân lực cho công nghiệp 4.0 tại châu Á - châu Đại Dương.