Trong phiên thảo luận tại Hội nghị Tech Summit 2020 của Forbes Vietnam tổ chức vào 16/7, ông Đặng Tùng Sơn –Phó Tổng giám đốc CMC Telecomthể hiện quan điểm về những rào cản chuyển đổi số ở Việt Nam. Đó là tư duy “ngại thay đổi” từ phía lãnh đạo doanh nghiệp. Theo ông Sơn, mặc dù tính tất yếu của việc chuyển đổi lên mây đã được phát động cách đây rất nhiều năm nhưng việc “hấp thu” những giá trị công nghệ này tại Việt Nam vẫn còn ở mức độ nhỏ giọt. Cũng tại sự kiện Techsummit 2019 sau khi thống kê mức độ sử dụng, ông cũng đã chia sẻ tình hình “Cloud hóa”mới đang trong giai đoạn “early stage”. Tuy nhiên chỉ sau 1 năm, khi đại dịch Covid-19 bước qua, tiến trình này được đẩy nhanh đột biến và trở thành giải pháp bắt buộc trong tình hình mới. Nếu doanh nghiệp giữ vững tốt được ý thức chuyển mình này thì chắc chắn, tương lai không xa, Việt Nam sẽ hiện thực hóa được giấc mơ trở thành con rồng châu Á.

{keywords}
Ông Đặng Tùng Sơn – P.TGĐ CMC Telecom nêu rõ quan điểm muốn chuyển đổi cần thay đổi - Mà trước hết là sự thay đổi ở bộ phận lãnh đạo.

Đánh giá tình hình hiện tại, Việt Nam đang có nhiều thuận lợi hơn so với khó khăn. Đầu tiên cũng như quan trọng nhất đó là sự hỗ trợ, thúc đẩy từ phía chính phủ nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của kinh tế nước nhà. Tiêu biểu gần đây nhất trong giai đoạn 2019-2020, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước, Bộ TT&TT đã kịp thời ban hành Nghị quyết 52 yêu cầu Chính phủ phải đi tiên phong trong chuyển đổi số hay quyết định số 749/QĐ-TTg về chương trình hỗ trợ Chuyển đổi số quốc gia. Đây thực sự là nền tảng vững chắc giúp lãnh đạo các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam có được tâm thế vững chắc để chuyển mình, mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn.

Lợi thế tiếp theo mà doanh nghiệp Việt Nam đã có thể tận dụng là hạ tầng số quốc gia, bao gồm hạ tầng viễn thông lớn mạnh với băng thông ổn định, an toàn, dễ dàng kết nối nhanh chóng cả trong và ngoài nước cũng như hạ tầng điện toán đám mây.

Quan trọng hơn hết để thúc đẩy quá trình chuyển đổi “lên mây” đó là khả năng cung ứng điện toán đám mây của các đơn vị công nghệ trong nước.Tại Việt Nam hiện nay đã và đang có các doanh nghiệp đi đầu về Cloud như CMC Telecom, VNG, Viettel, FPT, VNPT. Trong đó, việc xây dựng hệ sinh thái mở như CMC Telecomsẽ là nền tảng linh động để hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tận dụng được hết những ưu thế sẵn có, những ứng dụng phù hợp với nhu cầu kinh doanh đa dạng từ nhiều nhà cung ứng công nghệ trên thế giới.

Ông Sơn cũng đưa ra các số liệu thú vị về thị trường cung ứng điện toán đám mây và hệ thống Data center. Hiện toàn Việt Nam có khoảng 27 Data Center (DC) tiêu chuẩn quốc tế.Trong khi đó bình quân số lượng DC tiêu chuẩn phục vụ các nền tảng đám mây nước ngoài (như AWS, Microsoft, Google) trong khu vực và trên thế giới hiện là 138DC/140 quốc gia. Chưa kể hiện có 270.000 máy chủ ảo trong nước phục vụ cho 97 triệu dân Việt so với 2,5 triệu máy chủ ảo của các nhà cung cấp nước ngoài cung ứng trên thế giới thì hiệu suất đang cách khoảng 20 lần. Điều này có thể chỉ ra được sức cung ứng của thị trường trong nước cũng như năng lực hạ tầng ICT tại Việt Nam hiện rất cao và hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp trong giai đoạn tới.

Thách thức lớn nhất được các diễn giả chia sẻ chung đó chính là sức ép về hệ thống bảo mật dữ liệu. Điều này đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp tài chính – ngân hàng. Là doanh nghiệp về dịch vụ thanh toán trực tuyến, ông Nishikawa Shinichiro – GĐ cấp cao khu vực ĐNA của NTT Data Global nhấn mạnh về bộ tiêu chuẩn bảo mật thanh toán thẻ PCI DSS (Payment Card Industry Data Security Standard) là bắt buộc, đặc biệt khi xu thế phát triển của việc thanh toán không- tiếp – xúc đang tăng trưởng nhanh chóng.

{keywords}
Các diễn giả thể hiện đồng quan điểm trong việc doanh nghiệp cần có giải pháp xử lý về sức nặng bảo mật.

Các diễn giả trong 2 phiên thảo luận của sự kiện đều thể hiện đồng quan điểm về sứ mệnh quan trọng của nguồn nhân lực CNTT. Sự phát triển của AI hay điện toán đám mây không lấy đi công việc của bất kỳ cá nhân nào. Mà ngược lại, nó là quan hệ cộng hưởng, hỗ trợ lẫn nhau để tối ưu hóa hiệu quả cuối cùng. Do đó, để xây dựng được đội ngũ CNTT chất lượng cao thì các tập đoàn công nghệ lớn cần chú trọng đầu tư vào nguồn lực sinh viên trẻ, giúp các bạn sớm tiếp cận được các kiến thức mới như Big Data, AI, Data Science.

Nhận định về tốc độ phát triển của các chủ thể công nghệ trong nước, ông Sơn nói thêm: Sự xuất hiện của những tên tuổi lớn trong làng công nghệ toàn cầu tại Việt Nam như Google, Apple, Facebook, Microsoft, Amazon, Baidu, Alibaba, Tencent sẽ là đòn bẩy gián tiếp giúp các doanh nghiệp công nghệ kết hợp chặt chẽ với nhau hơn trong quá trình tiến tới tương lai. Song song đó, việc kinh doanh không biên giới hay sự cạnh tranh tại chính thị trường nội địa sẽ là yếu tố tác động lớn đến tốc độ phát triển công nghệ tại Việt Nam. Tập đoàn CMC cũng sẽ đón đầu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng hạ tầng mở theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng tầm Việt Nam thành Digital Hub của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Hiện nay, để hỗ trợ các doanh nghiệp cùng chuyển đổi thành công lên mây, CMC Cloud đã mở cổng kết nối, tiếp nhận các vấn đề từ doanh nghiệp với các chuyên gia CNTT tại đây. Truy cập thêm fanpage CMC Cloud để cập nhật thường xuyên các giải pháp CNTT cho doanh nghiệp.

Phương Dung