Theo đánh giá chung của các thành viên giám khảo Giải thưởng Sao Khuê 2021, các sản phẩm, giải pháp phần mềm, dịch vụ CNTT năm nay phần đa đều được nâng lên một tầm mới với công nghệ mới AI, Cloud, Big Data, IoT, Blockchain… phù hợp với xu thế. Hơn thế, Sao Khuê 2021 ghi nhận sự đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong việc phát triển các giải pháp phần mềm mới, đặc biệt có thể kể đến sản phẩm Thiết kế nhà gỗ Walk-in-home của DTS Việt Nam.

{keywords}
     Ông Nobuhiro Nakatani - Tổng giám đốc công ty phần mềm DTS Việt Nam.

“Là thành viên trực thuộc DTS Coporation -Tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu Nhật Bản, với mục tiêu trở thành công ty có vị trí chiến lược về phát triển phần mềm và lĩnh vực BPO trong tập đoàn, trải qua 7 năm hoạt động, từ 23/4/2014 đến nay, với sự đổi mới và hoàn thiện không ngừng nghỉ, chúng tôi rất vinh dự được nhận giải thưởng này. Điều này khẳng định được vị thế chất lượng của DTS Việt Nam trong tập đoàn cũng như tiềm năng của sản phẩm Walk-in-home nói riêng ngay trên sân nhà” ông Nobuhiro Nakatani - Tổng giám đốc công ty phần mềm DTS Việt Nam cho biết.

Với thế mạnh về dịch vụ phát triển phần mềm, DTS Việt Nam đã nghiên cứu và hoàn thiện hơn các sản phẩm của mình, đặc biệt là Walk-in-home, sản phẩm sẽ cung cấp các bản vẽ theo tiêu chuẩn và quy định khắt khe của luật xây dựng Nhật Bản cùng các hình ảnh mô phỏng kiến trúc để khách hàng có thể hiểu chính xác nhất ngôi nhà tương lai mà họ đang kỳ vọng.

{keywords}
Ông Nobuhiro Nakatani - đại diện DTS Việt Nam nhận giải dịch vụ xuất khẩu phầm mềm tại Sao Khuê 2021.

“Cụ thể, Walk-in-home không đơn thuần chỉ đáp ứng về mặt hình ảnh 2D hay 3D mà nó còn mang yếu tố thực tế ảo. Đây là yếu tố vượt trội nổi bật của sản phẩm so với các đối thủ. Khách hàng có thể “đi lại” trong nhà, xem từng ngóc ngách của ngôi nhà tương lai. Thao tác truy cập của khách hàng cũng dễ dàng, chỉ cần quét mã QR bằng điện thoại hay máy tính bảng là có thể xem được mà không cần phải thao tác gì trên máy tính hay trên phần mềm”, ông Đinh Ngọc Thi - Trưởng phòng phát triển phần mềm cho hay.

Đáng nói, đối với sản phẩm Walk-in-home, ngoài thuộc tính 3D, sản phẩm còn gắn được các thuộc tính về vật liệu, kích thước, chủng loại, thậm chí là giá thành sẽ được update liên tục. Điều đó giúp cho bản vẽ chính xác hơn và nhanh hơn, tiết kiệm nhân công so với các sản phẩm truyền thống.

“Với Walk-in-home, để nhập 1 bộ hồ sơ bản vẽ bao gồm mặt bằng, mặt đứng, phối cảnh góc, phối cảnh và bìa chỉ cần 3,5 - 4 giờ đồng hồ. Hơn nữa, Walk-in-home là phần mềm tích hợp cả 2D và 3D nên việc quản lý bản vẽ dễ dàng hơn so với các sản phẩm đang hiện hành ở Việt Nam. Đặc biệt, các đối tượng trong bản vẽ đều được gán thuộc tính theo customize (tùy biến) nên việc trích xuất tự động các bản báo giá rất dễ dàng, không cần thiết lập riêng vị trí “dự toán viên” trong khâu hoàn thiện hồ sơ bản vẽ”, ông Thi chia sẻ thêm.

{keywords}
Ông Đinh Ngọc Thi - trưởng phòng phát triển phần mềm DTS Việt Nam nhận giải Sản phẩm/ giải pháp xuất sắc của ngành phần mềm, CNTT Việt Nam với sản phẩm WIH.

 “Chúng tôi đã phải bố trí cho các nhân viên phát triển phần mềm đi “học việc” từ các kiến trúc sư cấp 1 người Nhật, cấp bậc cao nhất của Kiến trúc sư Nhật Bản để hiểu rõ mong muốn, nhu cầu của khách hàng và cung cấp sản phẩm chuyên nghiệp nhất đến tay họ”, ông Thi cho biết.

Cùng với đó, là công ty con của tập đoàn DTS Japan, công ty phần mềm top 10 tại Nhật Bản, DTS Việt Nam có lợi thế lớn trong việc tiếp xúc với các nền tảng công nghệ hiện đại nhất, được tiếp nhận những kinh nghiệm, lời khuyên từ các chuyên gia hàng đầu một cách nhanh chóng.

Kể từ khi được đưa vào ứng dụng, đối tượng khách hàng sử dụng Walk-in-home chủ yếu là các công ty xây dựng, thiết kế nhà ở Nhật Bản. Tuy nhiên, với thành tựu đạt được tại giải Sao Khuê 2021 lần này, DTS Việt Nam chia sẻ đã sẵn sàng hợp tác cùng với các công ty xây dựng, thiết kế nhà tại Việt Nam.

“Thời gian tới, chúng tôi có mục tiêu hướng tới thị trường Việt Nam. Trước mắt, chúng tôi sẽ xây dựng mạng lưới bán hàng cho các công ty gia công bản vẽ cho nhà ở của Nhật Bản tại Việt Nam, đây là một thị trường khá tiềm năng vì hiện nay rất nhiều công ty Nhật Bản chuộng các nguồn “outsource (gia công)” đặc biệt là Việt Nam. Tiến tới có thể có sẽ là phát triển customize (tùy biến) chuyên biệt cho kiến trúc Việt Nam”, ông Thi nói thêm.

Hồng Vân