Nếu thành công, các thiết bị này sẽ được sử dụng lâu hơn trước khi cần tái chế hoặc ra bãi rác. Đây là một phần trong hàng loạt các sáng kiến ​​về sản phẩm, bao gồm cả hàng dệt, nhựa, bao bì và thực phẩm với mục đích giúp EU trở thành khối thương mại không carbon vào năm 2050.

Cùng với việc đưa ra các quy định mới về ‘quyền được sửa chữa’, EU cũng muốn các sản phẩm được thiết kế bền vững hơn ngay từ đầu. Theo kế hoạch mới, các sản phẩm phải bền hơn, có thể tái sử dụng, nâng cấp và được chế tạo từ nhiều vật liệu tái chế hơn. Hy vọng của EU là thưởng cho các nhà sản xuất đạt được những mục tiêu này. Cuối cùng, EU cũng xem xét đưa ra chương trình mới để người tiêu dùng dễ dàng bán hoặc trả lại điện thoại, máy tính bảng và bộ sạc cũ hơn.

Năm ngoái, EU đã đưa ra quy định về ‘quyền được sửa chữa’ đối với các thiết bị gia dụng như tivi và máy giặt. Giờ đây, tổ chức này muốn mở rộng số lượng sản phẩm được quy định trong luật thiết kế sinh thái của mình bao gồm các thiết bị điện tử tiêu dùng.

Vấn đề đặt ra là có bao nhiêu trong số các sáng kiến ​​này sẽ đi vào thực tế. Chẳng hạn, các công ty sẽ buộc phải cho phép khách hàng tự sửa chữa thiết bị hay họ sẽ được phép buộc khách hàng đến trực tiếp với họ? Quy định này vẫn đang ở giai đoạn đầu và nó sẽ cần được các quốc gia thành viên EU và Nghị viện châu Âu chấp thuận trước khi có thể trở thành luật.

Cùng với quy định về việc làm cho các thiết bị dễ sửa chữa hơn, Nghị viện châu Âu gần đây đã bỏ phiếu cho phép EU giới thiệu bộ sạc điện thoại chung trên tất cả các thiết bị . Họ hi vọng động thái sẽ dẫn đến ít rác thải điện tử hơn khi người tiêu dùng có thể sử dụng lại bộ sạc hiện có của họ trên nhiều thiết bị hơn.