{keywords}
 

Khi Facebook gặp sự cố, mọi người ùa sang các nền tảng khác như Twitter để đăng ảnh chế hay những lời châm chọc dịch vụ này. Tuy nhiên, vai trò của Facebook trong kỷ nguyên Internet không còn dừng lại ở việc cung cấp những nội dung giải trí bất tận. Với nhiều người, Facebook chính là Internet.

Đầu tiên, nền tảng Facebook chính là một nguồn cung cấp thông tin chủ yếu, bất kể theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực. Chẳng hạn, chúng ta tiếp cận tin tức Covid-19 hay các biện pháp phòng vệ được chia sẻ trên Facebook; hoặc riêng tư hơn là giúp mọi người cập nhật tin tức của bạn bè, gia đình vào thời điểm giãn cách xã hội, hạn chế tiếp xúc vật lý.

Tiếp theo, ứng dụng WhatsApp và Messenger, hai công cụ liên lạc chính của hàng trăm triệu người, cũng bị ảnh hưởng từ sự cố. Instagram là một phần quan trọng của thế giới web, cùng với Facebook mang đến một nơi để giao lưu, tương tác, chạy quảng cáo cho mọi doanh nghiệp lớn nhỏ.

Còn có những khía cạnh khác của đế chế Facebook mà ít người để ý hơn, cũng gặp vấn đề khi “tàu mẹ” chìm vào bóng tối. Nhiều người sử dụng tài khoản Facebook để đăng nhập vào các dịch vụ khác, chẳng hạn ứng dụng email, tài chính, giải trí, game…

Một số người dùng phần cứng do Facebook phát triển, bao gồm màn hình thông minh Portal, thiết bị đeo Oculus VR. Chúng không hoạt động trọn vẹn nếu không kết nối được với Facebook.

Những ví dụ trên nói lên rất nhiều về tình trạng “bỏ tất cả trứng vào một giỏ” của thời đại Internet. Một ngày, bạn nhận thấy không thể truy cập được vào Facebook để liên lạc với đồng nghiệp, hay gọi điện cho con, hay không thể xem ảnh Instagram khi uống café sáng nữa. Tại Mỹ, sự cố nghiêm trọng của Facebook trở thành tin sốt dẻo trên các bản tin buổi tối của hầu hết các kênh truyền hình.

Tác động của sự cố quá lớn, khiến bạn phải băn khoăn về một điều đã cũ, đó chính là Facebook xâm nhập quá sâu vào nhiều mặt đời sống trực tuyến để thu thập dữ liệu, để thúc đẩy cỗ máy quảng cáo khổng lồ. Dù những sự cố như vậy không thường xuyên xảy ra, nó buộc chúng ta phải chấp nhận hiện thực rằng vòi bạch tuộc của Facebook vươn dài tới mức nào.

Vụ sập mạng là cú đấm chí mạng thứ hai mà Facebook và Mark Zuckerberg gặp phải chỉ trong vài giờ, sau khi một cựu quản lý sản phẩm Facebook cung cấp các tài liệu nội bộ, hủy hoại hình ảnh vốn đã không mấy đẹp đẽ của mạng xã hội trước mắt công chúng.

Trên Twitter, chính trị gia Alexandria Ocasio-Cortez của Mỹ chỉ ra một mạng lưới dịch vụ sâu rộng bị ảnh hưởng bởi sai sót của một “ông lớn” công nghệ là thứ mà Đảng Dân chủ muốn ngăn chặn thông qua luật cạnh tranh. Chính vì Facebook được phép mua nhiều doanh nghiệp nên nếu có vấn đề xảy ra, hay nếu công ty trở nên không thể chấp nhận được về mặt đạo đức hay xã hội, có thể sẽ không có lựa chọn nào thay thế.

Những cáo buộc Facebook lừa dối người dùng hay lờ đi tác hại rõ ràng của các nền tảng do mình sở hữu để đổi lấy dữ liệu hay doanh thu không phải hiếm. Tuy nhiên, nếu dừng sử dụng Facebook để lập kế hoạch, mua sắm, chơi game, kết nối và chia sẻ, chúng ta chưa thể tìm được một nền tảng khác thay cho Facebook.

Du Lam (Theo SMH)

 

Facebook sập cho thấy rủi ro của độc quyền

Facebook sập cho thấy rủi ro của độc quyền

Sự cố gián đoạn nghiêm trọng của Facebook tối 4/10 là lời nhắc nhở về sự độc quyền của hãng với truyền thông và các dịch vụ khác khắp thế giới.